Chương 8 Luật Thủy sản 2003
Điều 51. Nội dung quản lý nhà nước về thuỷ sản
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản.
3. Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
4. Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
5. Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài.
7. Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Điều 52. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thuỷ sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Thuỷ sản thực hiện quản lý nhà nước về thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thuỷ sản tại địa phương theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra thuỷ sản là thanh tra chuyên ngành về hoạt động thuỷ sản.
2. Thanh tra thuỷ sản được trang bị đồng phục, phù hiệu và những phương tiện cần thiết để hoạt động.
3. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của thanh tra thuỷ sản.
Điều 54. Nhiệm vụ của thanh tra thuỷ sản
1. Thanh tra việc thi hành pháp luật về thuỷ sản; phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
2. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các bộ, ngành và địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả của quyết định thanh tra.
Điều 55. Thẩm quyền của thanh tra thuỷ sản
Cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản khi tiến hành thanh tra có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
3. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những hoạt động có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng trong hoạt động thuỷ sản;
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
Điều 56. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của thanh tra thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu và chấp hành quyết định của cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản; được quyền khiếu nại quyết định của cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh tra thuỷ sản thi hành nhiệm vụ.
Luật Thủy sản 2003
- Số hiệu: 17/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Sở hữu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản
- Điều 5. Phát triển thuỷ sản bền vững
- Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản
- Điều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
- Điều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 9. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển
- Điều 10. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 11. Nguyên tắc khai thác thuỷ sản
- Điều 12. Khai thác thuỷ sản xa bờ
- Điều 13. Khai thác thuỷ sản ven bờ
- Điều 14. Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 15. Quản lý vùng khai thác thuỷ sản
- Điều 16. Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 18. Thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 19. Báo cáo khai thác thuỷ sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản
- Điều 20. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 21. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 22. Phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thuỷ sản
- Điều 23. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 24. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 25. Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 26. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 27. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 28. Giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 29. Thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 32. Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
- Điều 33. Giống thủy sản
- Điều 34. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 35. Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 36. Phòng trừ dịch bệnh thủy sản
- Điều 37. Phát triển tàu cá
- Điều 38. Đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 39. Đăng kiểm tàu cá
- Điều 40. Đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá
- Điều 41. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá
- Điều 42. Chợ thuỷ sản đầu mối
- Điều 43. Chế biến thuỷ sản
- Điều 44. Bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản
- Điều 45. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
- Điều 46. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản
- Điều 47. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 48. Phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 49. Khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam
- Điều 50. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam