Chương 5 Luật Thủy sản 2003
TÀU CÁ VÀ CƠ SỞ DỊCH VỤ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN
1. Việc phát triển tàu cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển tàu cá phù hợp với chiến lược khai thác thuỷ sản xa bờ.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 38. Đóng mới, cải hoán tàu cá
1. Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện đăng kiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế tàu; tàu cá được đóng mới, cải hoán phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật; tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Bộ Thuỷ sản cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên; cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật; tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của tàu cá.
1. Tàu cá phải được đăng kiểm, trừ các tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất dưới 20 sức ngựa.
2. Bộ Thuỷ sản tổ chức thống nhất thực hiện việc đăng kiểm tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiện việc đăng kiểm đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng kiểm theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Thuỷ sản đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
3. Cơ quan đăng kiểm tàu cá khi kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá phải tuân theo hệ thống tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.
Điều 40. Đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá
1. Tàu cá phải được đăng ký; tên tàu, số đăng ký tàu phải được ghi trên thân tàu theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
2. Chủ tàu cá phải đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu, có sổ danh bạ thuyền viên và sổ thuyền viên theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý việc đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá, quy định chức danh thuyền viên tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiện việc đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá của đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản, đơn vị thuộc các bộ, ngành khác, đơn vị vũ trang nhân dân làm kinh tế; tàu cá của Việt Nam khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, trừ tàu cá, thuyền viên tàu cá quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 41. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá
1. Việc phát triển cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cảng cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của bến cá; khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá.
3. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế mẫu về quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá; ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá.
1. Chợ thuỷ sản đầu mối là nơi giao dịch bán buôn thuỷ sản, được đặt ở vùng sản xuất thuỷ sản tập trung hoặc nơi tiêu thụ thuỷ sản với khối lượng lớn. Việc phát triển chợ thuỷ sản đầu mối phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ thuỷ sản đầu mối; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ thuỷ sản đầu mối.
3. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế mẫu về quản lý chợ thuỷ sản đầu mối; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý chợ thuỷ sản đầu mối; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của chợ thuỷ sản đầu mối.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy chế, tổ chức quản lý hoạt động của chợ thuỷ sản đầu mối; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ thuỷ sản đầu mối.
Luật Thủy sản 2003
- Số hiệu: 17/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Sở hữu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản
- Điều 5. Phát triển thuỷ sản bền vững
- Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản
- Điều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
- Điều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 9. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển
- Điều 10. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 11. Nguyên tắc khai thác thuỷ sản
- Điều 12. Khai thác thuỷ sản xa bờ
- Điều 13. Khai thác thuỷ sản ven bờ
- Điều 14. Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 15. Quản lý vùng khai thác thuỷ sản
- Điều 16. Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 18. Thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 19. Báo cáo khai thác thuỷ sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản
- Điều 20. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 21. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 22. Phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thuỷ sản
- Điều 23. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 24. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 25. Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 26. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 27. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 28. Giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 29. Thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 32. Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
- Điều 33. Giống thủy sản
- Điều 34. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 35. Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 36. Phòng trừ dịch bệnh thủy sản
- Điều 37. Phát triển tàu cá
- Điều 38. Đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 39. Đăng kiểm tàu cá
- Điều 40. Đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá
- Điều 41. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá
- Điều 42. Chợ thuỷ sản đầu mối
- Điều 43. Chế biến thuỷ sản
- Điều 44. Bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản
- Điều 45. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
- Điều 46. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản
- Điều 47. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 48. Phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 49. Khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam
- Điều 50. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam