Chương 2 Luật Thủy sản 2003
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Điều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương.
Điều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
1. Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Thuỷ sản định kỳ công bố:
a) Danh mục các loài thuỷ sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thuỷ sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác có thời hạn và thời gian cấm khai thác;
b) Các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng;
c) Chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác;
d) Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn.
4. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố bổ sung những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này cho phù hợp với thực tế hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương.
Điều 9. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển
1. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học điển hình theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển được phân loại thành vườn quốc gia; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn được phân cấp cho địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
3. Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thuỷ sản; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dân cư trong khu bảo tồn.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn.
Điều 10. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
1. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản được hình thành từ sự đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; sự đóng góp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thuỷ sản; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; quy định cụ thể đối tượng, mức đóng góp và trường hợp được miễn, giảm đóng góp vào quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Luật Thủy sản 2003
- Số hiệu: 17/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Sở hữu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản
- Điều 5. Phát triển thuỷ sản bền vững
- Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản
- Điều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
- Điều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 9. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển
- Điều 10. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 11. Nguyên tắc khai thác thuỷ sản
- Điều 12. Khai thác thuỷ sản xa bờ
- Điều 13. Khai thác thuỷ sản ven bờ
- Điều 14. Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 15. Quản lý vùng khai thác thuỷ sản
- Điều 16. Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 18. Thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 19. Báo cáo khai thác thuỷ sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản
- Điều 20. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 21. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 22. Phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thuỷ sản
- Điều 23. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 24. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 25. Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 26. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 27. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 28. Giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 29. Thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 32. Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
- Điều 33. Giống thủy sản
- Điều 34. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 35. Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 36. Phòng trừ dịch bệnh thủy sản
- Điều 37. Phát triển tàu cá
- Điều 38. Đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 39. Đăng kiểm tàu cá
- Điều 40. Đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá
- Điều 41. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá
- Điều 42. Chợ thuỷ sản đầu mối
- Điều 43. Chế biến thuỷ sản
- Điều 44. Bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản
- Điều 45. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
- Điều 46. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản
- Điều 47. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 48. Phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 49. Khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam
- Điều 50. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam