Chương 3 Luật Thủy sản 2003
Điều 11. Nguyên tắc khai thác thuỷ sản
1. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác.
Điều 12. Khai thác thuỷ sản xa bờ
1. Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác thuỷ sản xa bờ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khai thác thuỷ sản xa bờ được áp dụng theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải.
4. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ. Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 13. Khai thác thuỷ sản ven bờ
1. Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nghề nông, nghề rừng, nghề dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ khi chuyển đổi sang khai thác thuỷ sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thì được hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn, giao đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ phải có phương tiện cứu sinh, phương tiện theo dõi dự báo thời tiết; tuân theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và pháp luật về hàng hải.
Điều 14. Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản
1. Nhà nước đầu tư cho điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và xây dựng bản đồ về nguồn lợi thuỷ sản.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng biển, ngư trường, vùng sông, hồ lớn; công bố ngư trường, vùng khai thác thuỷ sản, xác định sản lượng khai thác cho phép hàng năm ở từng vùng biển, ngư trường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Điều 15. Quản lý vùng khai thác thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản; tổ chức cho nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản trong vùng khai thác thuỷ sản.
Điều 16. Giấy phép khai thác thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
2. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thuỷ sản bao gồm:
a) Nghề khai thác, ngư cụ khai thác;
b) Vùng, tuyến được phép khai thác;
c) Thời gian hoạt động khai thác;
d) Thời hạn của Giấy phép;
đ) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản;
2. Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm;
3. Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp;
4. Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bị thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản trong trường hợp sau đây:
1. Không còn đủ điều kiện quy định tại
2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này về khai thác thuỷ sản hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản;
3. Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản;
4. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Điều 19. Báo cáo khai thác thuỷ sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác thuỷ sản phải báo cáo khai thác thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá.
2. Đối với loại tàu cá mà theo quy định của Bộ Thuỷ sản thuyền trưởng phải có bằng thuyền trưởng, thì khi hoạt động khai thác thuỷ sản thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành mẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung của nhật ký khai thác thuỷ sản; nội dung, chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc báo cáo khai thác thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Điều 20. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Khai thác thuỷ sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản.
3. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản.
4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
3. Đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.
6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác.
7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về phòng, tránh thiên tai; phải có đủ trang thiết bị an toàn theo quy định của pháp luật; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai; tham gia cứu hộ, cứu nạn.
2. Các cơ quan nhà nước có liên quan phải kịp thời tổ chức, áp dụng các biện pháp để cứu người, tàu thuyền và các tài sản khác bị tai nạn, sự cố, thiên tai trong khai thác thuỷ sản.
Luật Thủy sản 2003
- Số hiệu: 17/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Sở hữu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản
- Điều 5. Phát triển thuỷ sản bền vững
- Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản
- Điều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
- Điều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 9. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển
- Điều 10. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 11. Nguyên tắc khai thác thuỷ sản
- Điều 12. Khai thác thuỷ sản xa bờ
- Điều 13. Khai thác thuỷ sản ven bờ
- Điều 14. Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản
- Điều 15. Quản lý vùng khai thác thuỷ sản
- Điều 16. Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 18. Thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản
- Điều 19. Báo cáo khai thác thuỷ sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản
- Điều 20. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 21. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
- Điều 22. Phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thuỷ sản
- Điều 23. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 24. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 25. Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 26. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 27. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 28. Giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 29. Thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 32. Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
- Điều 33. Giống thủy sản
- Điều 34. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 35. Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 36. Phòng trừ dịch bệnh thủy sản
- Điều 37. Phát triển tàu cá
- Điều 38. Đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 39. Đăng kiểm tàu cá
- Điều 40. Đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá
- Điều 41. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá
- Điều 42. Chợ thuỷ sản đầu mối
- Điều 43. Chế biến thuỷ sản
- Điều 44. Bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản
- Điều 45. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
- Điều 46. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản
- Điều 47. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 48. Phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
- Điều 49. Khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam
- Điều 50. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam