Chương 9 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
Chương IX
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
Điều 66. Trách nhiệm của Chính phủ
1. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
4. Phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức, chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, có biện pháp khen thưởng bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt, xử lý bộ, ngành và địa phương không triển khai thực hiện, thực hiện chậm hoặc kém hiệu quả; báo cáo Quốc hội kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại kỳ họp cuối năm.
5. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Cụ thể hoá, xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chỉ đạo cơ quan, tổ chức cấp dưới triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện; tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực quản lý được giao.
Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức, tiêu chuẩn, chế độ tài chính về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, bảo đảm phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước; ban hành quy chế, thủ tục kiểm soát chi; quy định về chế độ báo cáo tài chính công khai và quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thanh tra, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, cấp vốn cho đầu tư xây dựng, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; triển khai thực hiện và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; xây dựng và hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thẩm định, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
3. Hướng dẫn thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đấu thầu theo thẩm quyền.
4. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
1. Quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn trong đầu tư xây dựng cơ bản làm căn cứ kiểm tra, đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Hướng dẫn và thực hiện thanh tra, kiểm tra công trình xây dựng, bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm bố trí, khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và ban hành quy chế về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
3. Thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý, sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên khác theo thẩm quyền quản lý.
Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hướng dẫn xây dựng, xét duyệt và thực hiện cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ sử dụng phương tiện đi lại, nhà công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Hướng dẫn và thực hiện việc kiểm tra, thanh tra thi hành các quy định về quản lý biên chế, quản lý ngạch công chức, viên chức và quản lý quỹ lương trong các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước.
Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức lao động, quy định về kỷ luật lao động và thời gian lao động, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức lao động, quy chế sử dụng lao động có tay nghề cao.
3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, thời gian lao động trong các công ty nhà nước.
Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân.
2. Ban hành quy chế về nghi thức lễ kỷ niệm, lễ hội, hội nghị, hội thảo.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh, phê phán các hành vi gây lãng phí.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 75. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành các định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo thẩm quyền được phân cấp và phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương.
2. Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Quyết định các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
4. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương; giám sát việc thực hiện công khai các lĩnh vực quy định tại
Điều 76. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; quyết định theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương.
2. Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước; kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định về phân cấp quản lý.
3. Thực hiện công khai đối với các lĩnh vực quy định tại
4. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp, Uỷ ban nhân dân cấp trên hoặc Chính phủ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thẩm quyền và thực hiện công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
Điều 77. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
1. Tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng.
2. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; giám sát việc xử lý hành vi gây lãng phí.
1. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm thanh tra, phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nếu phát hiện hành vi gây lãng phí thì phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm toán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai.
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- Số hiệu: 48/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Lĩnh vực công khai, hình thức công khai
- Điều 7. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 11. Giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 12. Lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 13. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 14. Sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 15. Mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 16. Sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 17. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 18. Quản lý, sử dụng khoản hoa hồng
- Điều 19. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm
- Điều 20. Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm
- Điều 21. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác
- Điều 22. Quản lý, sử dụng điện, nước
- Điều 23. Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí
- Điều 24. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia
- Điều 25. Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 26. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 27. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 28. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 30. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 31. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 32. Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư
- Điều 33. Bố trí nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư
- Điều 34. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 35. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
- Điều 36. Quản lý, sử dụng nhà công vụ
- Điều 37. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 38. Quy hoạch sử dụng đất
- Điều 39. Quản lý đất
- Điều 40. Sử dụng đất
- Điều 41. Quy hoạch, quản lý tài nguyên nước
- Điều 42. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 43. Quy hoạch, quản lý khoáng sản
- Điều 44. Khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 45. Quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng
- Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 47. Quản lý, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên khác
- Điều 48. Tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng
- Điều 49. Đào tạo nguồn lực lao động
- Điều 50. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 51. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 52. Sử dụng thời gian lao động
- Điều 53. Chấp hành kỷ luật lao động
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 55. Quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty nhà nước 1. Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Điều 56. Sử dụng đất trong công ty nhà nước
- Điều 57. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định trong công ty nhà nước
- Điều 58. Mua sắm, quản lý, sử dụng vật tư và các tài sản khác trong công ty nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng các chi phí khác trong công ty nhà nước
- Điều 60. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước
- Điều 61. Trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 62. Đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh
- Điều 63. Xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện, thiết bị dùng cho đời sống sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày
- Điều 64. Việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác
- Điều 65. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
- Điều 75. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 76. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 77. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 78. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân