Chương 1 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
Luật này quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.
2. Công dân và tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
3. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thuộc sở hữu, quản l?ý của Nhà nước, bao gồm nhà, công trình công cộng, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước.
4. Hoa hồng là khoản tiền mà người mua được khấu trừ hoặc hiện vật, dịch vụ mà người mua được nhận thêm từ người bán khi mua phương tiện, thiết bị, tài sản khác hoặc khi thanh toán dịch vụ.
5. Tài nguyên thiên nhiên là các nguồn lực có trong tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và các tài nguyên khác.
Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và được thể chế hoá bằng pháp luật.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
4. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Có chế độ khen thưởng, xử l?ý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước; được công khai đến các cơ quan, tổ chức và đối tượng thực hiện.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 6. Lĩnh vực công khai, hình thức công khai
1. Lĩnh vực công khai bao gồm:
a) Phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Tài sản và kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Động viên vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp của nhân dân;
d) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng; kế hoạch mời thầu;
đ) Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên;
e) Phân bổ, sử dụng nguồn lực lao động.
2. Hình thức công khai bao gồm:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử;
c) Công bố trong kỳ họp hằng năm; niêm yết tại trụ sở làm việc và gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Chính phủ quy định các lĩnh vực khác cần công khai không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn thực hiện công khai trong các lĩnh vực; quy định việc công khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.
1. Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và kịp thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
3. Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được giao quản lý và trong cơ quan, tổ chức mình.
2. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại
3. Xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- Số hiệu: 48/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Lĩnh vực công khai, hình thức công khai
- Điều 7. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 11. Giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 12. Lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 13. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 14. Sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 15. Mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 16. Sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 17. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 18. Quản lý, sử dụng khoản hoa hồng
- Điều 19. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm
- Điều 20. Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm
- Điều 21. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác
- Điều 22. Quản lý, sử dụng điện, nước
- Điều 23. Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí
- Điều 24. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia
- Điều 25. Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 26. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 27. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 28. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 30. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 31. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 32. Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư
- Điều 33. Bố trí nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư
- Điều 34. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 35. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
- Điều 36. Quản lý, sử dụng nhà công vụ
- Điều 37. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 38. Quy hoạch sử dụng đất
- Điều 39. Quản lý đất
- Điều 40. Sử dụng đất
- Điều 41. Quy hoạch, quản lý tài nguyên nước
- Điều 42. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 43. Quy hoạch, quản lý khoáng sản
- Điều 44. Khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 45. Quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng
- Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 47. Quản lý, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên khác
- Điều 48. Tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng
- Điều 49. Đào tạo nguồn lực lao động
- Điều 50. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 51. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 52. Sử dụng thời gian lao động
- Điều 53. Chấp hành kỷ luật lao động
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 55. Quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty nhà nước 1. Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Điều 56. Sử dụng đất trong công ty nhà nước
- Điều 57. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định trong công ty nhà nước
- Điều 58. Mua sắm, quản lý, sử dụng vật tư và các tài sản khác trong công ty nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng các chi phí khác trong công ty nhà nước
- Điều 60. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước
- Điều 61. Trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 62. Đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh
- Điều 63. Xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện, thiết bị dùng cho đời sống sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày
- Điều 64. Việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác
- Điều 65. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
- Điều 75. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 76. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 77. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 78. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân