Chương 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Điều 38. Quy hoạch sử dụng đất
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm công khai, minh bạch.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm công khai, minh bạch.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện đúng quy định, quy trình, thủ tục của pháp luật và theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật về đất đai, làm sai mục đích sử dụng đất, trái quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì phải bị thu hồi và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi của người sử dụng đất làm suy giảm chất lượng, làm ô nhiễm, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất, gây lãng phí. Người sử dụng đất có hành vi gây lãng phí, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và những người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường thiệt hại, bị thu hồi đất và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
3. Người phát hiện hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí đất có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Điều 41. Quy hoạch, quản lý tài nguyên nước
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch nguồn tài nguyên nước; xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước; quản lý chất lượng và trữ lượng nguồn nước; kịp thời xử lý hoặc chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên nước.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
Điều 42. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sản xuất và đời sống phải có biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Mọi hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Người phát hiện hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên nước có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Điều 43. Quy hoạch, quản lý khoáng sản
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, lập quy hoạch, điều tra, thăm dò, xây dựng kế hoạch khai thác, quản lý việc khai thác, sử dụng các nguồn khoáng sản, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 44. Khai thác, sử dụng khoáng sản
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được phép khai thác đúng chủng loại, kỹ thuật, trữ lượng khoáng sản ghi trong giấy phép; trường hợp khai thác quá mức hoặc không đúng chủng loại, kỹ thuật đã được ghi trong giấy phép, làm huỷ hoại, gây lãng phí khoáng sản thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Người phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác trái phép, làm huỷ hoại, gây lãng phí khoáng sản có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng khoáng sản phải bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả, nếu gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 45. Quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, lập quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng. Việc lập quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tái tạo, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Việc trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và phát triển rừng tự nhiên phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
1. Việc khai thác tài nguyên rừng phải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác trái phép, làm huỷ hoại, gây lãng phí các hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật rừng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về khai thác và sử dụng tài nguyên rừng làm huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên rừng thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Người phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, làm huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên rừng có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Điều 47. Quản lý, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên khác
1. Các loại tài nguyên thiên nhiên chưa được quy định tại các điều từ Điều 38 đến
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi làm huỷ hoại, gây lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Người phát hiện hành vi làm huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Điều 48. Tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng có thể tái tạo được.
2. Chính phủ quy định cụ thể khoản 1 Điều này.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- Số hiệu: 48/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Lĩnh vực công khai, hình thức công khai
- Điều 7. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 11. Giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 12. Lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 13. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 14. Sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 15. Mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 16. Sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 17. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 18. Quản lý, sử dụng khoản hoa hồng
- Điều 19. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm
- Điều 20. Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm
- Điều 21. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác
- Điều 22. Quản lý, sử dụng điện, nước
- Điều 23. Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí
- Điều 24. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia
- Điều 25. Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 26. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 27. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 28. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 30. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 31. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 32. Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư
- Điều 33. Bố trí nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư
- Điều 34. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 35. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
- Điều 36. Quản lý, sử dụng nhà công vụ
- Điều 37. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 38. Quy hoạch sử dụng đất
- Điều 39. Quản lý đất
- Điều 40. Sử dụng đất
- Điều 41. Quy hoạch, quản lý tài nguyên nước
- Điều 42. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 43. Quy hoạch, quản lý khoáng sản
- Điều 44. Khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 45. Quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng
- Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 47. Quản lý, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên khác
- Điều 48. Tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng
- Điều 49. Đào tạo nguồn lực lao động
- Điều 50. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 51. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 52. Sử dụng thời gian lao động
- Điều 53. Chấp hành kỷ luật lao động
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 55. Quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty nhà nước 1. Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Điều 56. Sử dụng đất trong công ty nhà nước
- Điều 57. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định trong công ty nhà nước
- Điều 58. Mua sắm, quản lý, sử dụng vật tư và các tài sản khác trong công ty nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng các chi phí khác trong công ty nhà nước
- Điều 60. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước
- Điều 61. Trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 62. Đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh
- Điều 63. Xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện, thiết bị dùng cho đời sống sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày
- Điều 64. Việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác
- Điều 65. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
- Điều 75. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 76. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 77. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 78. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân