Chương 6 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
Điều 49. Đào tạo nguồn lực lao động
Việc xác định quy mô, cơ cấu đào tạo nguồn lực lao động phải gắn với yêu cầu của thị trường lao động, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chương trình đào tạo phải phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ và đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguồn lực lao động.
Điều 50. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc và trong phạm vi biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo đảm công khai, minh bạch và theo đúng quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. Không được tuyển dụng theo hình thức biên chế hoặc hợp đồng dài hạn đối với những công việc có thể áp dụng hình thức hợp đồng thuê khoán.
2. Nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vượt quá số biên chế được quyết định; tuyển dụng sai đối tượng, không đúng quy trình hoặc thẩm quyền.
3. Người quyết định việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
Điều 51. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với ngạch, chức danh theo quy định.
2. Việc nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức phải theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bảo đảm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức. Nghiêm cấm nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm hoặc sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sai quy định.
3. Cơ quan, tổ chức phải xây dựng và thực hiện đúng cơ cấu ngạch công chức, viên chức được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xét duyệt; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện tinh giản biên chế hoặc sắp xếp lại công việc đối với những trường hợp hạn chế về sức khoẻ, năng lực, trình độ hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 52. Sử dụng thời gian lao động
1. Cơ quan, tổ chức phải xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc khoa học, hợp lý, thực hiện cải cách hành chính. Việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lễ kỷ niệm phải bảo đảm đúng mục đích, đúng thành phần, đối tượng tham dự và tiết kiệm thời gian.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải sử dụng thời gian lao động có hiệu quả. Nghiêm cấm sử dụng thời gian lao động vào việc riêng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thời gian lao động thì phải bị xử lý kỷ luật.
Điều 53. Chấp hành kỷ luật lao động
1. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Người lao động phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động và quy định của cơ quan, tổ chức sử dụng lao động về kỷ luật lao động.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- Số hiệu: 48/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Lĩnh vực công khai, hình thức công khai
- Điều 7. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 11. Giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 12. Lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 13. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 14. Sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 15. Mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 16. Sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 17. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 18. Quản lý, sử dụng khoản hoa hồng
- Điều 19. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm
- Điều 20. Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm
- Điều 21. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác
- Điều 22. Quản lý, sử dụng điện, nước
- Điều 23. Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí
- Điều 24. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia
- Điều 25. Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 26. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 27. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 28. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 30. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 31. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 32. Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư
- Điều 33. Bố trí nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư
- Điều 34. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 35. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
- Điều 36. Quản lý, sử dụng nhà công vụ
- Điều 37. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 38. Quy hoạch sử dụng đất
- Điều 39. Quản lý đất
- Điều 40. Sử dụng đất
- Điều 41. Quy hoạch, quản lý tài nguyên nước
- Điều 42. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 43. Quy hoạch, quản lý khoáng sản
- Điều 44. Khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 45. Quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng
- Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 47. Quản lý, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên khác
- Điều 48. Tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng
- Điều 49. Đào tạo nguồn lực lao động
- Điều 50. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 51. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 52. Sử dụng thời gian lao động
- Điều 53. Chấp hành kỷ luật lao động
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 55. Quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty nhà nước 1. Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Điều 56. Sử dụng đất trong công ty nhà nước
- Điều 57. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định trong công ty nhà nước
- Điều 58. Mua sắm, quản lý, sử dụng vật tư và các tài sản khác trong công ty nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng các chi phí khác trong công ty nhà nước
- Điều 60. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước
- Điều 61. Trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 62. Đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh
- Điều 63. Xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện, thiết bị dùng cho đời sống sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày
- Điều 64. Việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác
- Điều 65. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
- Điều 75. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 76. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 77. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 78. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân