Chương 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
Điều 26. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch xây dựng phải phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khả năng của nền kinh tế và bảo đảm có hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch được duyệt phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và quy hoạch xây dựng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bị xử lý kỷ luật.
Điều 27. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư; bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng; phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn; bảo đảm cân đối giữa nguồn vật tư, nguyên liệu với năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ; đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đúng tiến độ. Nghiêm cấm việc bố trí dàn trải vốn đầu tư gây nợ đọng khối lượng xây dựng.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 28. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
1. Việc khảo sát, thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng quy trình, quy phạm khảo sát, thiết kế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào định mức, đơn giá, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt. Nghiêm cấm điều chỉnh tổng dự toán công trình trái với pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình, phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán công trình và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì bị xử lý kỷ luật.
Điều 30. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư phải được thông báo công khai việc mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát. Nghiêm cấm việc thông đồng giữa các tổ chức, cá nhân dự thầu hoặc giữa tổ chức, cá nhân dự thầu với chủ đầu tư, chủ dự án trong quá trình tổ chức đấu thầu.
2. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 31. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
1. Dự án đầu tư chỉ được thực hiện, công trình chỉ được thi công khi dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đủ nguồn vốn theo tiến độ. Dự án đầu tư được duyệt không nằm trong quy hoạch, kế hoạch, không bảo đảm các điều kiện quy định, không đúng quy trình, thủ tục đầu tư thì phải bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ.
2. Việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải công khai, khách quan, công bằng và theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hành vi cản trở, gây khó khăn làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.
3. Việc thi công công trình phải đúng thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; đúng tiến độ thi công đã được phê duyệt. Chủ đầu tư, chủ dự án phải chịu trách nhiệm kiểm tra, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thời gian thi công, thi công đúng thiết kế, sử dụng nguyên liệu, vật liệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình và tiến độ thi công.
4. Tổ chức tư vấn giám sát thi công công trình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với chủ đầu tư, chủ dự án; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tiêu cực, gây lãng phí trong quá trình thi công. Nghiêm cấm tổ chức tư vấn giám sát thi công công trình thông đồng với chủ đầu tư, chủ dự án và nhà thầu để thu lợi bất chính, làm giảm chất lượng công trình.
5. Chủ đầu tư, chủ dự án phải nghiệm thu và quyết toán công trình theo đúng quy định, không được tự ý thay đổi thiết kế, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt.
6. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao làm chủ đầu tư, chủ dự án và những người có liên quan vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 32. Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư
1. Việc cấp vốn cho dự án đầu tư phải bảo đảm đúng tiến độ, trong phạm vi tổng dự toán, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt; việc thanh toán vốn đầu tư phải theo đúng khối lượng hoàn thành được nghiệm thu; việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn và thẩm tra quyết toán công trình phải đúng quy định về quản lý vốn đầu tư. Nghiêm cấm ứng trước vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dự án chưa được phê duyệt.
2. Đối với dự án đầu tư đã được phê duyệt và bố trí vốn nhưng chậm khởi công xây dựng thì phải điều chuyển vốn cho dự án đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc cấp, thanh toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sai quy định, không bảo đảm đủ vốn theo quy định làm chậm tiến độ xây dựng công trình do nguyên nhân chủ quan, gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 33. Bố trí nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư
1. Việc bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư phải phù hợp với danh mục dự án đầu tư được duyệt, tính chất, quy mô, tiến độ, yêu cầu của dự án đầu tư và khả năng của ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để tập trung đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội và dự án khác không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Nghiêm cấm việc chuyển nguồn vốn vay trong dự án đầu tư thành nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, trừ trường hợp có nguyên nhân khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Người quyết định bố trí vốn, chuyển nguồn vốn của dự án đầu tư và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì bị xử lý kỷ luật.
Điều 34. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
1. Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành chỉ được thực hiện đối với các công trình sau đây:
a) Công trình quan trọng quốc gia;
b) Công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và quy định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Nghiêm cấm sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- Số hiệu: 48/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Lĩnh vực công khai, hình thức công khai
- Điều 7. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 11. Giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 12. Lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 13. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 14. Sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 15. Mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 16. Sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 17. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 18. Quản lý, sử dụng khoản hoa hồng
- Điều 19. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm
- Điều 20. Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm
- Điều 21. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác
- Điều 22. Quản lý, sử dụng điện, nước
- Điều 23. Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí
- Điều 24. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia
- Điều 25. Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 26. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 27. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 28. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 30. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 31. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 32. Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư
- Điều 33. Bố trí nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư
- Điều 34. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 35. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
- Điều 36. Quản lý, sử dụng nhà công vụ
- Điều 37. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 38. Quy hoạch sử dụng đất
- Điều 39. Quản lý đất
- Điều 40. Sử dụng đất
- Điều 41. Quy hoạch, quản lý tài nguyên nước
- Điều 42. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 43. Quy hoạch, quản lý khoáng sản
- Điều 44. Khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 45. Quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng
- Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 47. Quản lý, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên khác
- Điều 48. Tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng
- Điều 49. Đào tạo nguồn lực lao động
- Điều 50. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 51. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 52. Sử dụng thời gian lao động
- Điều 53. Chấp hành kỷ luật lao động
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 55. Quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty nhà nước 1. Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Điều 56. Sử dụng đất trong công ty nhà nước
- Điều 57. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định trong công ty nhà nước
- Điều 58. Mua sắm, quản lý, sử dụng vật tư và các tài sản khác trong công ty nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng các chi phí khác trong công ty nhà nước
- Điều 60. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước
- Điều 61. Trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 62. Đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh
- Điều 63. Xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện, thiết bị dùng cho đời sống sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày
- Điều 64. Việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác
- Điều 65. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 74. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
- Điều 75. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 76. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 77. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 78. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân