Điều 78 Luật Thanh tra 2022
Điều 78. Ban hành kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
Đối với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoặc có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra.
2. Kết luận thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra hành chính; đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra chuyên ngành;
b) Kết luận về nội dung thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục.
3. Trong quá trình tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể ban hành kết luận thanh tra đối với các nội dung đã được kiểm tra, xác minh, đủ cơ sở để kết luận và tiếp tục tiến hành thanh tra các nội dung khác trong quyết định thanh tra. Một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước.
4. Trước khi công khai kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra đã ban hành để bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi.
5. Kết luận thanh tra sau khi công khai được gửi đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Luật Thanh tra 2022
- Số hiệu: 11/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 907 đến số 908
- Ngày hiệu lực: 01/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích hoạt động thanh tra
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra
- Điều 5. Chức năng của cơ quan thanh tra
- Điều 6. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra
- Điều 7. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra
- Điều 10. Vị trí, chức năng của Thanh tra Chính phủ
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ
- Điều 13. Tổ chức của Thanh tra Chính phủ
- Điều 14. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
- Điều 17. Tổ chức của Thanh tra Bộ
- Điều 18. Vị trí, chức năng của Thanh tra Tổng cục, Cục
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục
- Điều 21. Tổ chức của Thanh tra Tổng cục, Cục
- Điều 22. Vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh
- Điều 25. Tổ chức của Thanh tra tỉnh
- Điều 26. Vị trí, chức năng của Thanh tra sở
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở
- Điều 29. Tổ chức của Thanh tra sở
- Điều 30. Vị trí, chức năng của Thanh tra huyện
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra huyện
- Điều 33. Tổ chức của Thanh tra huyện
- Điều 34. Việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 36. Giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- Điều 37. Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- Điều 38. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
- Điều 39. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
- Điều 40. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính
- Điều 41. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp
- Điều 42. Miễn nhiệm Thanh tra viên
- Điều 43. Trang phục, thẻ thanh tra
- Điều 44. Xây dựng, ban hành Định hướng chương trình thanh tra
- Điều 45. Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra
- Điều 46. Hình thức thanh tra
- Điều 47. Thời hạn thanh tra
- Điều 48. Gia hạn thời hạn thanh tra
- Điều 49. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
- Điều 50. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
- Điều 51. Căn cứ ra quyết định thanh tra
- Điều 52. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 53. Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra
- Điều 54. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra
- Điều 55. Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
- Điều 56. Thanh tra lại
- Điều 57. Hồ sơ thanh tra
- Điều 58. Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra
- Điều 59. Ban hành quyết định thanh tra
- Điều 60. Đoàn thanh tra
- Điều 61. Xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 62. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Điều 63. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
- Điều 64. Công bố quyết định thanh tra
- Điều 65. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra
- Điều 66. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
- Điều 67. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
- Điều 68. Xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra
- Điều 69. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 70. Tạm dừng cuộc thanh tra
- Điều 71. Đình chỉ cuộc thanh tra
- Điều 72. Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp
- Điều 73. Báo cáo kết quả thanh tra
- Điều 74. Xem xét báo cáo kết quả thanh tra
- Điều 75. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
- Điều 76. Tham khảo ý kiến về dự thảo kết luận thanh tra
- Điều 77. Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra
- Điều 78. Ban hành kết luận thanh tra
- Điều 79. Công khai kết luận thanh tra
- Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
- Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra
- Điều 83. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình
- Điều 84. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
- Điều 85. Niêm phong tài liệu
- Điều 86. Kiểm kê tài sản
- Điều 87. Trưng cầu giám định
- Điều 88. Đình chỉ hành vi vi phạm
- Điều 89. Tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Điều 90. Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra
- Điều 91. Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra
- Điều 92. Quyền của đối tượng thanh tra
- Điều 93. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
- Điều 94. Khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 95. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra
- Điều 96. Tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giải quyết tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra
- Điều 97. Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người là thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 98. Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
- Điều 99. Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát
- Điều 100. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát
- Điều 101. Tổ chức việc giám sát, báo cáo kết quả giám sát
- Điều 102. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc ban hành kết luận thanh tra
- Điều 103. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 104. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 105. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
- Điều 106. Xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra
- Điều 107. Trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra
- Điều 108. Trách nhiệm phối hợp của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 109. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, chuyên ngành
- Điều 110. Tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước
- Điều 111. Trách nhiệm của cơ quan điều tra
- Điều 112. Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên
- Điều 113. Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra
- Điều 114. Tổ chức và hoạt động thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ
- Điều 115. Tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ
- Điều 116. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra
- Điều 117. Hiệu lực thi hành
- Điều 118. Quy định chuyển tiếp