Điều 3 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
2. Phổ tần số vô tuyến điện là toàn bộ dải tần số vô tuyến điện.
3. Băng tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là băng tần) là một dải tần số vô tuyến điện được giới hạn bằng hai tần số xác định.
4. Kênh tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là kênh tần số) là một dải tần số vô tuyến điện được xác định bằng độ rộng và tần số trung tâm của kênh hoặc các thông số đặc trưng khác.
5. Thông tin vô tuyến điện là sự truyền dẫn, phát hoặc thu ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện.
6. Nghiệp vụ vô tuyến điện là việc truyền dẫn, phát hoặc thu sóng vô tuyến điện cho một mục đích thông tin vô tuyến điện cụ thể, bao gồm nghiệp vụ vô tuyến điện cố định, di động, phát thanh, truyền hình, hàng không, hàng hải, dẫn đường định vị, vệ tinh, phát chuẩn, nghiệp dư và nghiệp vụ vô tuyến điện khác. Nghiệp vụ vô tuyến điện được phân loại thành nghiệp vụ chính và nghiệp vụ phụ.
Nghiệp vụ chính là nghiệp vụ vô tuyến điện được quy định ưu tiên sử dụng trong Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.
Nghiệp vụ phụ là nghiệp vụ vô tuyến điện không được quy định ưu tiên sử dụng trong Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.
7. Đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện. Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
8. Bức xạ vô tuyến điện là năng lượng sinh ra ở dạng sóng vô tuyến điện từ một nguồn bất kỳ.
9. Phát xạ vô tuyến điện là bức xạ của một đài phát vô tuyến điện.
10. Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu - phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện.
11. Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện là thiết bị tạo ra và sử dụng năng lượng sóng vô tuyến điện cục bộ phục vụ các ứng dụng trong công nghiệp, khoa học, y tế, gia dụng hoặc mục đích tương tự, trừ thiết bị vô tuyến điện.
12. Quỹ đạo vệ tinh là đường chuyển động của vệ tinh trong không gian.
13. Nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp.
14. Tương thích điện từ là khả năng thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện, điện, điện tử hoạt động bình thường trong môi trường điện từ và không gây nhiễu đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác.
15. Phân bổ tần số vô tuyến điện là việc dành băng tần, kênh tần số xác định cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng theo những điều kiện cụ thể đối với một loại nghiệp vụ vô tuyến điện.
16. Ấn định tần số vô tuyến điện là việc xác định để cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc kênh tần số theo những điều kiện cụ thể đối với một đài vô tuyến điện.
17. Kiểm tra tần số vô tuyến điện là việc xem xét thực tế tình hình sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Chứng chỉ vô tuyến điện viên, đo tham số kỹ thuật của đài vô tuyến điện, xác định nguyên nhân gây nhiễu có hại để đánh giá, nhận xét việc chấp hành quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
18. Kiểm soát tần số vô tuyến điện là việc theo dõi và giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoạt động phát sóng vô tuyến điện.
Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
- Số hiệu: 42/2009/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 133 đến số 134
- Ngày hiệu lực: 01/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tần số vô tuyến điện
- Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện
- Điều 6. Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện
- Điều 7. Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện
- Điều 9. Những hành vi bị cấm
- Điều 10. Nguyên tắc xây dựng, phê duyệt quy hoạch tần số vô tuyến điện
- Điều 11. Các loại quy hoạch tần số vô tuyến điện; thẩm quyền phê duyệt và thực hiện quy hoạch tần số vô tuyến điện
- Điều 12. Thu hồi quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để thực hiện quy hoạch
- Điều 13. Quản lý chất lượng phát xạ vô tuyến điện
- Điều 14. Quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện
- Điều 15. Quản lý tương thích điện từ
- Điều 16. Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 17. Nguyên tắc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 18. Phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 19. Cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
- Điều 20. Cấp Giấy phép sử dụng băng tần
- Điều 21. Cấp giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh
- Điều 22. Gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 23. Thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 24. Chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 25. Cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện
- Điều 26. Sử dụng chung tần số vô tuyến điện
- Điều 27. Miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh
- Điều 31. Phí, sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 32. Chứng chỉ vô tuyến điện viên
- Điều 33. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 34. Đối tượng chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện
- Điều 35. Trách nhiệm về kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện
- Điều 36. Các hình thức kiểm tra
- Điều 37. Biện pháp hạn chế nhiễu có hại
- Điều 38. Nguyên tắc xử lý nhiễu có hại
- Điều 39. Thủ tục xử lý nhiễu có hại
- Điều 40. Hành lang an toàn kỹ thuật của đài vô tuyến điện
- Điều 41. Các trường hợp đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh
- Điều 42. Đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh cho hệ thống vệ tinh
- Điều 43. Đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện cho hệ thống thông tin vô tuyến điện mặt đất
- Điều 44. Phối hợp tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trực tiếp với tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh của nước ngoài