Điều 9 Luật Quốc phòng 2018
1. Khu vực phòng thủ là bộ phận hợp thành phòng thủ quân khu, bao gồm các hoạt động về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; được tổ chức theo địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, lấy xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương.
2. Nhiệm vụ khu vực phòng thủ bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khu vực phòng thủ;
b) Xây dựng tiềm lực về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân;
c) Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh;
d) Nắm chắc tình hình, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; chiến đấu bảo vệ địa phương, tạo thế và lực cho Bộ đội chủ lực hoạt động tác chiến trên địa bàn; sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho địa phương khác;
đ) Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị trên địa bàn; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
e) Chuẩn bị mọi mặt, thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài của địa phương; sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc;
g) Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
h) Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
3. Khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này và xây dựng cơ quan, đơn vị Bộ đội chủ lực của Bộ Tư lệnh Thủ đô vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao.
4. Chính phủ quy định việc chỉ đạo, chỉ huy, mối quan hệ phối hợp, công tác bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về khu vực phòng thủ.
Luật Quốc phòng 2018
- Số hiệu: 22/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 08/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 773 đến số 774
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về quốc phòng
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng
- Điều 7. Nền quốc phòng toàn dân
- Điều 8. Phòng thủ quân khu
- Điều 9. Khu vực phòng thủ
- Điều 10. Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 11. Động viên quốc phòng
- Điều 12. Công nghiệp quốc phòng, an ninh
- Điều 13. Phòng thủ dân sự
- Điều 14. Đối ngoại quốc phòng
- Điều 15. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng
- Điều 16. Công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương
- Điều 17. Tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh
- Điều 18. Ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 19. Tổng động viên, động viên cục bộ
- Điều 20. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 21. Thiết quân luật
- Điều 22. Giới nghiêm
- Điều 23. Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 24. Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 25. Quân đội nhân dân
- Điều 26. Công an nhân dân
- Điều 27. Dân quân tự vệ
- Điều 28. Chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
- Điều 29. Bảo đảm nguồn nhân lực
- Điều 30. Bảo đảm nguồn lực tài chính
- Điều 31. Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng
- Điều 32. Bảo đảm phục vụ quốc phòng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại
- Điều 33. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành trung ương
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận