Điều 2 Luật Quốc phòng 2018
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Quân sự là hoạt động đặc biệt của xã hội về xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
4. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
5. Thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng, tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo kế hoạch thống nhất, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc để ngăn ngừa, đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động chống phá của thế lực thù địch, sẵn sàng chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến.
6. Phòng thủ đất nước là tổng thể các hoạt động tổ chức, chuẩn bị và thực hành về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại để bảo vệ Tổ quốc.
7. Xâm lược là hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang hoặc cách thức khác trái với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
8. Chiến tranh thông tin là một loại hình thái chiến tranh, bao gồm các hoạt động, biện pháp để vô hiệu hóa hệ thống thông tin của đối phương và bảo vệ hệ thống thông tin của Việt Nam.
9. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.
10. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
11. Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.
12. Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
13. Thảm họa là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.
Luật Quốc phòng 2018
- Số hiệu: 22/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 08/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 773 đến số 774
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về quốc phòng
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng
- Điều 7. Nền quốc phòng toàn dân
- Điều 8. Phòng thủ quân khu
- Điều 9. Khu vực phòng thủ
- Điều 10. Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 11. Động viên quốc phòng
- Điều 12. Công nghiệp quốc phòng, an ninh
- Điều 13. Phòng thủ dân sự
- Điều 14. Đối ngoại quốc phòng
- Điều 15. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng
- Điều 16. Công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương
- Điều 17. Tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh
- Điều 18. Ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 19. Tổng động viên, động viên cục bộ
- Điều 20. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 21. Thiết quân luật
- Điều 22. Giới nghiêm
- Điều 23. Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 24. Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 25. Quân đội nhân dân
- Điều 26. Công an nhân dân
- Điều 27. Dân quân tự vệ
- Điều 28. Chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
- Điều 29. Bảo đảm nguồn nhân lực
- Điều 30. Bảo đảm nguồn lực tài chính
- Điều 31. Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng
- Điều 32. Bảo đảm phục vụ quốc phòng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại
- Điều 33. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành trung ương
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận