Điều 8 Luật Quốc phòng 2005
Điều 8. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân
1. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; xây dựng thực lực và tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh.
2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao; xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
3. Thực hiện giáo dục quốc phòng trong cơ quan, tổ chức và đối với công dân.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền quốc phòng toàn dân; nghiên cứu hoàn thiện chiến lược và nghệ thuật quân sự Việt Nam; phát triển công nghiệp quốc phòng, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và nhân dân phục vụ quốc phòng, đồng thời ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước.
5. Chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phòng và các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hành động viên quốc phòng trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Nội dung chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phòng do Chính phủ quy định.
6. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh về mọi mặt; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo.
7. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với điều kiện, tính chất hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, các chính sách đối với gia đình của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
9. Quản lý nhà nước về quốc phòng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
Luật Quốc phòng 2005
- Số hiệu: 39/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách quốc phòng
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
- Điều 7. Trưng mua, trưng dụng tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức vì lý do quốc phòng
- Điều 8. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Điều 9. Xây dựng khu vực phòng thủ
- Điều 10. Động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng
- Điều 11. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng
- Điều 12. Lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 13. Nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 14. Quân đội nhân dân
- Điều 15. Dân quân tự vệ
- Điều 16. Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
- Điều 17. Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
- Điều 18. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 19. Phạm vi, đối tượng giáo dục quốc phòng
- Điều 20. Nội dung giáo dục quốc phòng
- Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng
- Điều 22. Vị trí, nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng
- Điều 23. Xây dựng công nghiệp quốc phòng
- Điều 24. Cơ sở công nghiệp quốc phòng
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý công nghiệp quốc phòng
- Điều 26. Vị trí phòng thủ dân sự
- Điều 27. Các biện pháp phòng thủ dân sự
- Điều 28. Trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác phòng thủ dân sự
- Điều 29. Tuyên bố tình trạng chiến tranh
- Điều 30. Tổng động viên, động viên cục bộ
- Điều 31. Ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 32. Thiết quân luật
- Điều 33. Giới nghiêm
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc phòng và an ninh trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 35. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 36. Bãi bỏ lệnh tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ
- Điều 37. Bảo đảm huy động nguồn nhân lực phục vụ quốc phòng
- Điều 38. Bảo đảm nguồn lực tài chính cho quốc phòng
- Điều 39. Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng
- Điều 40. Bảo đảm thông tin liên lạc, thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng
- Điều 41. Bảo đảm y tế phục vụ quốc phòng
- Điều 42. Bảo đảm công trình quốc phòng và khu quân sự
- Điều 43. Bảo đảm giao thông phục vụ quốc phòng
- Điều 44. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về quốc phòng
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quốc phòng
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp về quốc phòng
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp về quốc phòng
- Điều 49. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về quốc phòng