Chương 2 Luật Quốc phòng 2005
Điều 12. Lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
3. Nghiêm cấm việc thành lập đơn vị vũ trang trái pháp luật.
Điều 13. Nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Việc sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân và áp dụng biện pháp quân sự trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước.
3. Trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thì việc điều động, sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
4. Khi chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền, người chỉ huy đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được tự ý điều động, sử dụng người, trang bị, vũ khí của đơn vị mình để tiến hành các hoạt động vũ trang không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập sẵn sàng chiến đấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Tổ chức, nhiệm vụ và chế độ phục vụ của Quân đội nhân dân do pháp luật quy định.
1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở.
2. Tổ chức, nhiệm vụ và chế độ phục vụ của Dân quân tự vệ do pháp luật về dân quân tự vệ quy định.
Điều 16. Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
1. Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
Điều 17. Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
1. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
2. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng do Chính phủ quy định.
Điều 18. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
Nhà nước bảo đảm nhu cầu tài chính, hậu cần, vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng và các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Luật Quốc phòng 2005
- Số hiệu: 39/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách quốc phòng
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
- Điều 7. Trưng mua, trưng dụng tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức vì lý do quốc phòng
- Điều 8. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Điều 9. Xây dựng khu vực phòng thủ
- Điều 10. Động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng
- Điều 11. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng
- Điều 12. Lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 13. Nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 14. Quân đội nhân dân
- Điều 15. Dân quân tự vệ
- Điều 16. Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
- Điều 17. Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
- Điều 18. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 19. Phạm vi, đối tượng giáo dục quốc phòng
- Điều 20. Nội dung giáo dục quốc phòng
- Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng
- Điều 22. Vị trí, nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng
- Điều 23. Xây dựng công nghiệp quốc phòng
- Điều 24. Cơ sở công nghiệp quốc phòng
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý công nghiệp quốc phòng
- Điều 26. Vị trí phòng thủ dân sự
- Điều 27. Các biện pháp phòng thủ dân sự
- Điều 28. Trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác phòng thủ dân sự
- Điều 29. Tuyên bố tình trạng chiến tranh
- Điều 30. Tổng động viên, động viên cục bộ
- Điều 31. Ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 32. Thiết quân luật
- Điều 33. Giới nghiêm
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc phòng và an ninh trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 35. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 36. Bãi bỏ lệnh tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ
- Điều 37. Bảo đảm huy động nguồn nhân lực phục vụ quốc phòng
- Điều 38. Bảo đảm nguồn lực tài chính cho quốc phòng
- Điều 39. Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng
- Điều 40. Bảo đảm thông tin liên lạc, thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng
- Điều 41. Bảo đảm y tế phục vụ quốc phòng
- Điều 42. Bảo đảm công trình quốc phòng và khu quân sự
- Điều 43. Bảo đảm giao thông phục vụ quốc phòng
- Điều 44. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về quốc phòng
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quốc phòng
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp về quốc phòng
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp về quốc phòng
- Điều 49. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về quốc phòng