Điều 48 Luật Quốc phòng 2005
Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp về quốc phòng
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng tại địa phương; ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương.
2. Chỉ đạo và tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, tiềm lực quốc phòng; thực hiện công tác giáo dục quốc phòng; tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ, đón tiếp, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ.
3. Tổ chức, xây dựng lực lượng và thực hiện chính sách đối với bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ; xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; thi hành các biện pháp phòng thủ dân sự, chính sách hậu phương quân đội; chi viện về hậu cần, tài chính cho lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trên địa bàn địa phương làm nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định.
4. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp dự toán thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương.
5. Chấp hành và tổ chức thực hiện các lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp trên về quốc phòng.
6. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về quốc phòng; tạo điều kiện để các tổ chức đó thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng tại địa phương.
7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quốc phòng của cấp mình, đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Luật Quốc phòng 2005
- Số hiệu: 39/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách quốc phòng
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
- Điều 7. Trưng mua, trưng dụng tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức vì lý do quốc phòng
- Điều 8. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Điều 9. Xây dựng khu vực phòng thủ
- Điều 10. Động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng
- Điều 11. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng
- Điều 12. Lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 13. Nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 14. Quân đội nhân dân
- Điều 15. Dân quân tự vệ
- Điều 16. Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
- Điều 17. Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
- Điều 18. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 19. Phạm vi, đối tượng giáo dục quốc phòng
- Điều 20. Nội dung giáo dục quốc phòng
- Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng
- Điều 22. Vị trí, nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng
- Điều 23. Xây dựng công nghiệp quốc phòng
- Điều 24. Cơ sở công nghiệp quốc phòng
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý công nghiệp quốc phòng
- Điều 26. Vị trí phòng thủ dân sự
- Điều 27. Các biện pháp phòng thủ dân sự
- Điều 28. Trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác phòng thủ dân sự
- Điều 29. Tuyên bố tình trạng chiến tranh
- Điều 30. Tổng động viên, động viên cục bộ
- Điều 31. Ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 32. Thiết quân luật
- Điều 33. Giới nghiêm
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc phòng và an ninh trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 35. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
- Điều 36. Bãi bỏ lệnh tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ
- Điều 37. Bảo đảm huy động nguồn nhân lực phục vụ quốc phòng
- Điều 38. Bảo đảm nguồn lực tài chính cho quốc phòng
- Điều 39. Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng
- Điều 40. Bảo đảm thông tin liên lạc, thông tin tuyên truyền phục vụ quốc phòng
- Điều 41. Bảo đảm y tế phục vụ quốc phòng
- Điều 42. Bảo đảm công trình quốc phòng và khu quân sự
- Điều 43. Bảo đảm giao thông phục vụ quốc phòng
- Điều 44. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về quốc phòng
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quốc phòng
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp về quốc phòng
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp về quốc phòng
- Điều 49. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về quốc phòng