Chương 9 Luật Quản lý nợ công 2017
KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, THỐNG KÊ, BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG
1. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của Chính phủ, nợ chính quyền địa phương phải được hạch toán kế toán theo quy định của Luật Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh phải thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Tài chính để thống kê, theo dõi.
1. Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
2. Chủ chương trình, dự án có trách nhiệm ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập.
Điều 59. Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về nợ công
1. Việc thống kê nợ công phải bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời; không trùng lặp, không chồng chéo; công khai, minh bạch, có tính so sánh theo quy định của pháp luật.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công; ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công cụ, mô hình và các nghiệp vụ quản lý nợ tiên tiến theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Bộ Tài chính xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu về nợ công; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công.
Điều 60. Báo cáo thông tin về nợ công
1. Hằng năm hoặc theo yêu cầu, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình nợ công và việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, bao gồm số liệu về dư nợ, cơ cấu nợ, chủ nợ, đồng tiền vay;
b) Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm;
c) Tình hình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về nợ công;
d) Tình hình cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, bao gồm các dự án vay lại, bảo lãnh Chính phủ gặp khó khăn trong trả nợ và Quỹ tích lũy trả nợ phải ứng trả thay chi tiết theo từng dự án;
đ) Tình hình quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, bao gồm số liệu dư đầu kỳ, thu, chi phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ;
e) Tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nợ công;
g) Các thông tin khác có liên quan.
2. Hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình nợ của chính quyền địa phương, bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, nghĩa vụ trả nợ và số dư nợ của chính quyền địa phương;
b) Tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương;
c) Việc quản lý, giám sát nợ của chính quyền địa phương;
d) Các thông tin khác có liên quan.
Điều 61. Công bố thông tin về nợ công
1. Các chỉ tiêu nợ, số liệu nợ công được công bố bao gồm:
a) Nợ Chính phủ, trong đó nợ nước ngoài theo từng bên cho vay; công cụ nợ của Chính phủ theo từng hình thức huy động;
b) Nợ của chính quyền địa phương bao gồm phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, vay từ ngân quỹ nhà nước, các khoản vay khác;
2. Việc cung cấp và công bố thông tin về nợ công thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Thẩm quyền công bố thông tin về nợ công được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính công bố thông tin về nợ công;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương.
4. Hình thức công bố thông tin về nợ công bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Họp báo, thông cáo báo chí;
c) Bản tin nợ công.
5. Bản tin nợ công được Bộ Tài chính phát hành 06 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cho vay lại, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính đối chiếu, xác nhận số liệu nợ công và các số liệu có liên quan.
Luật Quản lý nợ công 2017
- Số hiệu: 20/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1061 đến số 1062
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại nợ công
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý nợ công
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về nợ công
- Điều 7. Giám sát việc quản lý nợ công
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công
- Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công
- Điều 21. Chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 22. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 23. Chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 24. Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 25. Mục đích vay của Chính phủ
- Điều 26. Hình thức vay của Chính phủ
- Điều 27. Phát hành công cụ nợ tại thị trường vốn trong nước
- Điều 28. Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế
- Điều 29. Vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
- Điều 30. Các khoản vay trong nước khác
- Điều 31. Sử dụng vốn vay của Chính phủ
- Điều 32. Trả nợ của Chính phủ
- Điều 33. Đối tượng được vay lại, cơ quan cho vay lại
- Điều 34. Nguyên tắc cho vay lại
- Điều 35. Phương thức cho vay lại
- Điều 36. Điều kiện được vay lại
- Điều 37. Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại
- Điều 38. Thẩm định cho vay lại
- Điều 39. Quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại
- Điều 40. Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại, bên vay lại
- Điều 41. Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ
- Điều 42. Chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 43. Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 44. Thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 45. Mức bảo lãnh Chính phủ đối với dự án đầu tư
- Điều 46. Quản lý bảo lãnh Chính phủ
- Điều 47. Quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 49. Mục đích vay của chính quyền địa phương
- Điều 50. Nguyên tắc vay của chính quyền địa phương
- Điều 51. Hình thức vay của chính quyền địa phương
- Điều 52. Điều kiện vay của chính quyền địa phương
- Điều 53. Tổ chức vay, trả nợ của chính quyền địa phương
- Điều 54. Bảo đảm khả năng trả nợ công
- Điều 55. Quản lý rủi ro đối với nợ công
- Điều 56. Quỹ tích lũy trả nợ