Chương 1 Luật Quản lý nợ công 2017
1. Luật này quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
2. Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.
Luật này được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.
4. Vay là quá trình tạo ra nghĩa vụ nợ thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay (sau đây gọi chung là thỏa thuận vay) hoặc phát hành công cụ nợ.
5. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
6. Vay ưu đãi nước ngoài là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.
7. Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường.
8. Thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.
9. Công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.
10. Trái phiếu Chính phủ là công cụ nợ do Chính phủ phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.
11. Trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.
12. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là công cụ nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
13. Tín phiếu Kho bạc là công cụ nợ do Kho bạc Nhà nước phát hành, có kỳ hạn không vượt quá 52 tuần.
14. Công trái xây dựng Tổ quốc là trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong Nhân dân để đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
15. Dư nợ là khoản tiền vay đã giải ngân nhưng chưa hoàn trả hoặc chưa được xóa nợ tại một thời điểm nhất định.
16. Nghĩa vụ nợ là các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác đến hạn phải trả trong một khoảng thời gian nhất định.
17. Chi trả nợ là việc thanh toán nợ, bao gồm chi trả gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay.
18. Cơ cấu lại nợ là việc thực hiện các nghiệp vụ nhằm thay đổi điều kiện của khoản nợ, cơ cấu lại một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ trong danh mục nợ công, bao gồm chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu, khoanh nợ, xóa nợ, mua lại nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ hoặc các nghiệp vụ cơ cấu nợ khác theo quy định của pháp luật.
19. Cho vay lại là việc Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
20. Bảo lãnh Chính phủ là cam kết của Chính phủ bằng văn bản bảo lãnh với bên cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
21. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ là mức bảo lãnh tối đa của Chính phủ trong 01 năm hoặc 05 năm, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc.
22. Rủi ro đối với danh mục nợ công là khả năng xảy ra tổn thất hoặc làm gia tăng nợ công.
a) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
b) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;
b) Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
c) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý nợ công
1. Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công.
3. Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
5. Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về nợ công
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, giải pháp và chính sách về quản lý nợ công.
4. Theo dõi, cung cấp thông tin và đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nợ công.
5. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
6. Khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý nợ công.
Điều 7. Giám sát việc quản lý nợ công
1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công
1. Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
3. Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công.
4. Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý nợ công; thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí vốn vay.
5. Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý nợ công của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nợ công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật Quản lý nợ công 2017
- Số hiệu: 20/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1061 đến số 1062
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại nợ công
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý nợ công
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về nợ công
- Điều 7. Giám sát việc quản lý nợ công
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công
- Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công
- Điều 21. Chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 22. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 23. Chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 24. Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 25. Mục đích vay của Chính phủ
- Điều 26. Hình thức vay của Chính phủ
- Điều 27. Phát hành công cụ nợ tại thị trường vốn trong nước
- Điều 28. Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế
- Điều 29. Vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
- Điều 30. Các khoản vay trong nước khác
- Điều 31. Sử dụng vốn vay của Chính phủ
- Điều 32. Trả nợ của Chính phủ
- Điều 33. Đối tượng được vay lại, cơ quan cho vay lại
- Điều 34. Nguyên tắc cho vay lại
- Điều 35. Phương thức cho vay lại
- Điều 36. Điều kiện được vay lại
- Điều 37. Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại
- Điều 38. Thẩm định cho vay lại
- Điều 39. Quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại
- Điều 40. Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại, bên vay lại
- Điều 41. Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ
- Điều 42. Chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 43. Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 44. Thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ
- Điều 45. Mức bảo lãnh Chính phủ đối với dự án đầu tư
- Điều 46. Quản lý bảo lãnh Chính phủ
- Điều 47. Quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 49. Mục đích vay của chính quyền địa phương
- Điều 50. Nguyên tắc vay của chính quyền địa phương
- Điều 51. Hình thức vay của chính quyền địa phương
- Điều 52. Điều kiện vay của chính quyền địa phương
- Điều 53. Tổ chức vay, trả nợ của chính quyền địa phương
- Điều 54. Bảo đảm khả năng trả nợ công
- Điều 55. Quản lý rủi ro đối với nợ công
- Điều 56. Quỹ tích lũy trả nợ