Chương 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 60/2020/QH14 như sau:
a) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” tại khoản 11 Điều 3, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 35;
b) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm d khoản 2 Điều 35 và khoản 7 Điều 36.
2. Thay thế cụm từ “Ủy ban cứu hộ, cứu nạn quốc gia” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm e khoản 3 Điều 42 của Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14.
3. Thay thế cụm từ “Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm đ khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4, khoản 5 Điều 84 của Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14.
4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 60/2020/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 như sau:
“4. Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 22 như sau:
“a) Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:
“Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai theo quy định của Chính phủ.”;
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu của Điều 26 như sau:
“Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:”;
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu của khoản 4 Điều 27 như sau:
“4. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm sau đây:”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 29 như sau:
“b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia hỗ trợ;”;
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 31 như sau:
“2. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên và Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia để phục vụ công tác chỉ đạo.”;
h) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 31 như sau:
“4. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại do thiên tai báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia để phục vụ công tác chỉ đạo.”;
i) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm c khoản 4 Điều 22, khoản 3 Điều 27;
k) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm d khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 23, điểm b khoản 3 Điều 27, điểm c khoản 2 Điều 29;
l) Thay thế cụm từ “Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại khoản 4 Điều 23, khoản 2 Điều 27, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 29, khoản 5 Điều 40;
m) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” tại điểm b khoản 3 Điều 25, điểm c khoản 3 Điều 27, điểm b khoản 2 Điều 30 và khoản 1 Điều 31;
n) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ” tại khoản 3 Điều 28;
o) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm c khoản 3 Điều 9, điểm c khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 27, khoản 2, khoản 4 Điều 28, điểm d khoản 2 Điều 30, điểm đ khoản 2 Điều 33, điểm c khoản 3 Điều 42;
5. Thay thế cụm từ “Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 53, các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 56, điểm e khoản 3 Điều 73 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14.
6. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 như sau:
a) Bãi bỏ khoản 13 Điều 2;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Phòng thủ dân sự
Hoạt động phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự.”.
7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 11/2022/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng thủ dân sự” tại khoản 2, các điểm a, b và c khoản 4 Điều 124, khoản 1, khoản 2, các điểm a, b và c khoản 4 Điều 125, khoản 2 Điều 127;
b) Thay thế cụm từ “Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 124, điểm d khoản 4 Điều 125, điểm c và điểm d khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 127.
8. Thay thế cụm từ “Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia” tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2013/QH13 và Luật số 61/2014/QH13.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật Phòng thủ dân sự 2023
- Số hiệu: 18/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 865 đến số 866
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự
- Điều 4. Áp dụng Luật Phòng thủ dân sự và pháp luật có liên quan
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 6. Thông tin về sự cố, thảm họa
- Điều 7. Cấp độ phòng thủ dân sự
- Điều 8. Khoa học và công nghệ trong phòng thủ dân sự
- Điều 9. Hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự
- Điều 11. Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
- Điều 12. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
- Điều 13. Công trình phòng thủ dân sự
- Điều 14. Trang thiết bị phòng thủ dân sự
- Điều 15. Hoạt động theo dõi, giám sát nguy cơ về sự cố, thảm họa
- Điều 16. Tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự
- Điều 17. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập phòng thủ dân sự
- Điều 18. Biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa
- Điều 19. Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị
- Điều 20. Thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự
- Điều 21. Thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản
- Điều 22. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
- Điều 23. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2
- Điều 24. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3
- Điều 25. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp
- Điều 26. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh
- Điều 27. Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa
- Điều 28. Thống kê, đánh giá thiệt hại
- Điều 29. Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại
- Điều 30. Huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
- Điều 31. Hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 32. Thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 33. Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 34. Cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự
- Điều 35. Lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế
- Điều 39. Nguồn lực cho phòng thủ dân sự
- Điều 40. Quỹ phòng thủ dân sự
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 42. Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 51. Trách nhiệm của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ
- Điều 52. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
- Điều 53. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận