Chương 5 Luật Phòng thủ dân sự 2023
NGUỒN LỰC CHO PHÒNG THỦ DÂN SỰ, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ
Điều 39. Nguồn lực cho phòng thủ dân sự
1. Nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c) Quỹ phòng thủ dân sự;
d) Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước ở khu vực biên giới, biển, hải đảo, khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
3. Tài sản phục vụ phòng thủ dân sự do Nhà nước thống nhất quản lý bao gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tài sản trưng mua, trưng dụng, huy động và tài sản khác được Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý phục vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự. Việc quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
1. Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự. Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
b) Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
2. Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
b) Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;
d) Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ phòng thủ dân sự; việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Điều 41. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự
1. Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Phòng thủ dân sự 2023
- Số hiệu: 18/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 865 đến số 866
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự
- Điều 4. Áp dụng Luật Phòng thủ dân sự và pháp luật có liên quan
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 6. Thông tin về sự cố, thảm họa
- Điều 7. Cấp độ phòng thủ dân sự
- Điều 8. Khoa học và công nghệ trong phòng thủ dân sự
- Điều 9. Hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự
- Điều 11. Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
- Điều 12. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
- Điều 13. Công trình phòng thủ dân sự
- Điều 14. Trang thiết bị phòng thủ dân sự
- Điều 15. Hoạt động theo dõi, giám sát nguy cơ về sự cố, thảm họa
- Điều 16. Tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự
- Điều 17. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập phòng thủ dân sự
- Điều 18. Biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa
- Điều 19. Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị
- Điều 20. Thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự
- Điều 21. Thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản
- Điều 22. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
- Điều 23. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2
- Điều 24. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3
- Điều 25. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp
- Điều 26. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh
- Điều 27. Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa
- Điều 28. Thống kê, đánh giá thiệt hại
- Điều 29. Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại
- Điều 30. Huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
- Điều 31. Hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 32. Thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 33. Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 34. Cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự
- Điều 35. Lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế
- Điều 39. Nguồn lực cho phòng thủ dân sự
- Điều 40. Quỹ phòng thủ dân sự
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 42. Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 51. Trách nhiệm của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ
- Điều 52. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
- Điều 53. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận