Chương 5 Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.
Điều 33. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại
Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này.
Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.
Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.
2. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Điều 37. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề
1. Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên.
2. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.
Điều 38. Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn
1. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.
2. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân, cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú.
4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân; phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân.
Điều 40. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân:
a) Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân;
b) Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở;
c) Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân;
d) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
đ) Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống hành vi quy định tại
e) Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú;
g) Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- Số hiệu: 66/2011/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/03/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 415 đến số 416
- Ngày hiệu lực: 01/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống mua bán người
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân
- Điều 7. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người
- Điều 8. Tư vấn về phòng ngừa mua bán người
- Điều 9. Quản lý về an ninh, trật tự
- Điều 10. Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
- Điều 11. Lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 12. Cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người
- Điều 13. Gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người
- Điều 14. Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng ngừa mua bán người
- Điều 15. Phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ
- Điều 16. Cơ quan thông tin đại chúng tham gia phòng ngừa mua bán người
- Điều 17. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phòng ngừa mua bán người
- Điều 18. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phòng ngừa mua bán người
- Điều 19. Tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm
- Điều 20. Phát hiện hành vi vi phạm thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra
- Điều 21. Phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm
- Điều 22. Giải quyết tin báo, tố giác, tố cáo hành vi vi phạm
- Điều 23. Xử lý vi phạm
- Điều 24. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước
- Điều 25. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu
- Điều 26. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về
- Điều 27. Căn cứ để xác định nạn nhân
- Điều 28. Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân
- Điều 29. Giải cứu, bảo vệ nạn nhân
- Điều 30. Bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của nạn nhân
- Điều 31. Bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân
- Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ
- Điều 33. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại
- Điều 34. Hỗ trợ y tế
- Điều 35. Hỗ trợ tâm lý
- Điều 36. Trợ giúp pháp lý
- Điều 37. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề
- Điều 38. Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn
- Điều 39. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân
- Điều 40. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 51. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
- Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp