Điều 15 Luật nuôi con nuôi 2010
Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
1. Trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.
2. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
a) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
b) Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
c) Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách gửi Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Bộ Tư pháp;
d) Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Bộ Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.
Luật nuôi con nuôi 2010
- Số hiệu: 52/2010/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 562 đến số 563
- Ngày hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Mục đích nuôi con nuôi
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
- Điều 5. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
- Điều 6. Bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi
- Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
- Điều 9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
- Điều 10. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 11. Bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc
- Điều 12. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
- Điều 13. Các hành vi bị cấm
- Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
- Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
- Điều 16. Đăng ký nhu cầu nhận con nuôi
- Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 18. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước
- Điều 19. Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi
- Điều 20. Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
- Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
- Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 23. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
- Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
- Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi
- Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
- Điều 30. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu
- Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 32. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
- Điều 33. Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi
- Điều 34. Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 35. Căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi
- Điều 36. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi
- Điều 37. Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi
- Điều 38. Chứng nhận việc nuôi con nuôi
- Điều 39. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi
- Điều 40. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
- Điều 41. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
- Điều 42. Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới
- Điều 43. Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam