Chương 4 Luật nuôi con nuôi 2010
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CON NUÔI
Điều 44. Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi tại địa phương.
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất biểu mẫu giấy tờ, sổ sách về nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi theo thẩm quyền.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và cho trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi, bảo đảm đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn ngành lao động, thương binh và xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, có biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi.
3. Kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân vì mục đích bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
2. Hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi.
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
2. Hướng dẫn Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật này.
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
c) Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến nuôi con nuôi;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
c) Kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký, theo dõi việc nuôi con nuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
Luật nuôi con nuôi 2010
- Số hiệu: 52/2010/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 562 đến số 563
- Ngày hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Mục đích nuôi con nuôi
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
- Điều 5. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
- Điều 6. Bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi
- Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
- Điều 9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
- Điều 10. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 11. Bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc
- Điều 12. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
- Điều 13. Các hành vi bị cấm
- Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
- Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
- Điều 16. Đăng ký nhu cầu nhận con nuôi
- Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 18. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước
- Điều 19. Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi
- Điều 20. Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
- Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
- Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 23. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
- Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
- Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi
- Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
- Điều 30. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu
- Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 32. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
- Điều 33. Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi
- Điều 34. Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 35. Căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi
- Điều 36. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi
- Điều 37. Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi
- Điều 38. Chứng nhận việc nuôi con nuôi
- Điều 39. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi
- Điều 40. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
- Điều 41. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
- Điều 42. Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới
- Điều 43. Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam