Chương 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1. Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.
Điều 11. Lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước.
2. Thống đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại
b) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách;
c) Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước.
Điều 12. Chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc.
Chi nhánh được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây theo uỷ quyền của Thống đốc:
a) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công;
b) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng trên địa bàn;
c) Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán;
d) Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước;
đ) Thực hiện các uỷ quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền của Thống đốc. Văn phòng đại diện không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
3. Thống đốc quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 13. Các đơn vị trực thuộc
1. Ngân hàng Nhà nước có các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tin học, thông tin và báo chí chuyên ngành ngân hàng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để cung cấp sản phẩm chuyên dùng phục vụ hoạt động ngân hàng.
Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước
Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Giữ bí mật hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật;
2. Không được làm tư vấn, đại diện hoặc cộng tác viên cho các tổ chức tiền tệ, tín dụng, thương mại, tài chính hoặc tổ chức kinh doanh khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
3. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận hối lộ, sách nhiễu, mưu lợi cá nhân;
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác của cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của pháp luật.
Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- Số hiệu: 06/1997/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/12/1997
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 2. Chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều 3. Quyết định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều 4. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương đối với hoạt động ngân hàng
- Điều 7. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
- Điều 8. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với hoạt động ngân hàng
- Điều 9. Giải thích từ ngữ
- Điều 10. Tổ chức bộ máy
- Điều 11. Lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước
- Điều 12. Chi nhánh, văn phòng đại diện
- Điều 13. Các đơn vị trực thuộc
- Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước
- Điều 15. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều 16. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều 17. Hình thức tái cấp vốn
- Điều 18. Lãi suất
- Điều 19. Tỷ giá hối đoái
- Điều 20. Dự trữ bắt buộc
- Điều 21. Nghiệp vụ thị trường mở
- Điều 22. Đơn vị tiền tệ
- Điều 23. Phát hành tiền
- Điều 24. In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền
- Điều 25. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
- Điều 26. Thu hồi, thay thế tiền
- Điều 27. Tiền mẫu, tiền lưu niệm
- Điều 28. Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền
- Điều 29. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 30. Cho vay
- Điều 31. Bảo lãnh
- Điều 32. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước
- Điều 33. Góp vốn, mua cổ phần
- Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối
- Điều 38. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 39. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 43. Vốn pháp định
- Điều 44. Thu, chi tài chính
- Điều 45. Chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 46. Lập quỹ
- Điều 47. Hạch toán kế toán của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 48. Kiểm toán
- Điều 49. Năm tài chính, báo cáo tài chính
- Điều 50. Thanh tra ngân hàng
- Điều 51. Đối tượng, mục đích của Thanh tra ngân hàng
- Điều 52. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngân hàng
- Điều 53. Quyền hạn của Thanh tra ngân hàng
- Điều 54. Trách nhiệm của Thanh tra ngân hàng
- Điều 55. Quyền của tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khi Thanh tra ngân hàng thực hiện việc thanh tra
- Điều 56. Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khi Thanh tra ngân hàng thực hiện việc thanh tra
- Điều 57. Tổng kiểm soát
- Điều 58. Khen thưởng
- Điều 59. Đối tượng và hành vi vi phạm
- Điều 60. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Điều 61. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử lý vi phạm hành chính