Chương 6 Luật lưu trữ 2011
Điều 38. Trách nhiệm quản lý về lưu trữ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lưu trữ.
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ và quản lý tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam.
3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quản lý tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý về lưu trữ.
5. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ ở địa phương.
Điều 39. Kinh phí cho công tác lưu trữ
1. Kinh phí cho công tác lưu trữ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và được sử dụng vào các công việc sau đây:
a) Xây dựng, cải tạo kho lưu trữ;
b) Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và phục vụ việc sử dụng tài liệu lưu trữ;
c) Sưu tầm, mua tài liệu lưu trữ quý, hiếm;
d) Chỉnh lý tài liệu;
đ) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ;
e) Tu bổ, lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
g) Công bố, giới thiệu, trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ;
h) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;
i) Những hoạt động khác phục vụ hiện đại hóa công tác lưu trữ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
Điều 40. Hợp tác quốc tế về lưu trữ
1. Hợp tác quốc tế về lưu trữ được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về lưu trữ bao gồm:
a) Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về lưu trữ; gia nhập tổ chức quốc tế về lưu trữ;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
c) Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lưu trữ với nước ngoài, tổ chức quốc tế;
d) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, triển lãm quốc tế; sưu tầm tài liệu lưu trữ; biên soạn, xuất bản ấn phẩm lưu trữ;
đ) Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;
g) Trao đổi Danh mục tài liệu lưu trữ, bản sao tài liệu lưu trữ và tư liệu nghiệp vụ lưu trữ.
Luật lưu trữ 2011
- Số hiệu: 01/2011/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 11/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 01/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý lưu trữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lưu trữ
- Điều 5. Quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ
- Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Điều 7. Người làm lưu trữ
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Trách nhiệm lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
- Điều 10. Trách nhiệm của Lưu trữ cơ quan
- Điều 11. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
- Điều 12. Trách nhiệm giao, nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
- Điều 13. Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử
- Điều 14. Quản lý tài liệu lưu trữ của xã, phường, thị trấn
- Điều 15. Chỉnh lý tài liệu
- Điều 16. Xác định giá trị tài liệu
- Điều 17. Thời hạn bảo quản tài liệu
- Điều 18. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
- Điều 19. Lưu trữ lịch sử
- Điều 20. Thu thập, tiếp nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
- Điều 21. Thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
- Điều 22. Trách nhiệm giao, nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
- Điều 23. Quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu hoặc tài liệu không thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử
- Điều 24. Quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan, tổ chức chia, tách, sáp nhập, giải thể; tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc phá sản
- Điều 25. Trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ
- Điều 26. Quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm
- Điều 27. Thống kê nhà nước về lưu trữ
- Điều 28. Huỷ tài liệu hết giá trị
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ
- Điều 30. Sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử
- Điều 31. Sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan
- Điều 32. Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ
- Điều 33. Sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ
- Điều 34. Mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử
- Điều 35. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ
- Điều 36. Hoạt động dịch vụ lưu trữ
- Điều 37. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ