Mục 1 Chương 6 Luật Khoáng sản 1996
Điều 31. Giấy phép khai thác khoáng sản
1- Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, với điều kiện tổ chức, cá nhân đó đã hoàn thành mọi nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thăm dò và tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp đơn xin giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, thì giấy phép thăm dò mới hoặc giấy phép khai thác khoáng sản có thể được cấp đối với khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác.
2- Đối với khu vực đã thăm dò, nhưng không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp thì giấy phép khai thác được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 5 và các
3- Thời hạn của một giấy phép khai thác khoáng sản căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đối với từng dự án, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi năm.
4- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cùng với giấy phép đầu tư hoặc sau khi giấy phép đầu tư đã được cấp theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 32. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác theo quy định của pháp luật;
2- Tiến hành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép; thăm dò trong khu vực đã được cấp giấy phép khai thác;
3- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật;
4- Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác hoặc trả lại từng phần diện tích khai thác theo quy định của Chính phủ;
5- Chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
6- Để thừa kế quyền khai thác theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép khai thác khoáng sản;
7- Khai thác khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính với điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc khai thác khoáng sản đi kèm đó theo quy định của Chính phủ;
8- Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
9- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, thuế tài nguyên khoáng sản và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động sản xuất phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ đã được chấp thuận;
3- Tận thu khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chấp thuận;
4- Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản và báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
5- Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ và ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; thông báo kế hoạch khai thác khoáng sản cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ trước khi thực hiện;
6- Thực hiện các nghĩa vụ về việc bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại
7- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra;
8- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép tiến hành trong khu vực khai thác; cho việc xây dựng các công trình giao thông, đường dẫn nước, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản;
9- Nộp báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước ngày giấy phép khai thác hết hạn; thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các
10- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
11- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Điều 34. Thuế tài nguyên khoáng sản
1- Thuế tài nguyên khoáng sản được tính trên sản lượng khoáng sản thương phẩm thực tế khai thác được và theo giá bán.
2- Khung thuế suất, thuế suất và chế độ thu nộp thuế tài nguyên khoáng sản do pháp luật về thuế quy định.
Điều 35. An toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản
1- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và mọi người làm việc tại mỏ đều phải thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
2- Nội quy lao động của mỏ phải được xây dựng và ban hành theo quy định của pháp luật về lao động. Các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động và vệ sinh lao động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3- Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, giám đốc điều hành mỏ phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân có thể xảy ra sự cố.
4- Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, giám đốc điều hành mỏ phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi vùng nguy hiểm; kịp thời báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật.
Chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả của sự cố về an toàn lao động xảy ra trong khu vực khai thác.
5- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Giám đốc điều hành mỏ
1- Giám đốc điều hành mỏ do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản cử ra để trực tiếp điều hành các hoạt động khai thác khoáng sản, chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Giám đốc điều hành mỏ phải là người có trình độ và năng lực quản lý về khai thác mỏ.
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có quyền không chấp nhận và yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản thay giám đốc điều hành mỏ khi xét thấy không đủ điều kiện đảm đương công việc.
3- Không được tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản nếu không có giám đốc điều hành mỏ.
Điều 37. Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ
1- Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Chính phủ.
2- Thiết kế mỏ phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải nộp thiết kế mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước khi thi công.
3- Trong quá trình khai thác, nếu có những thay đổi khác với báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế mỏ thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để xem xét, quyết định.
Tại mỏ phải có bản đồ hiện trạng mỏ. Định kỳ theo quy định của Chính phủ và khi có yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải nộp bản đồ hiện trạng mỏ kèm theo báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải chịu trách nhiệm về mức độ chính xác, đầy đủ của bản đồ hiện trạng mỏ.
Điều 39. Thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản
Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1- Sau mười hai tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu việc xây dựng cơ bản mỏ mà không có lý do chính đáng;
2- Sau mười hai tháng kể từ ngày dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất được xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu hoạt động sản xuất mà không có lý do chính đáng;
3- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại
4- Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại
5- Cá nhân được phép khai thác khoáng sản chết mà không có người thừa kế quyền khai thác, tổ chức được phép khai thác bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ;
6- Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài chấm dứt hiệu lực.
Điều 40. Chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản
1- Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại.
2- Khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì:
a) Các quyền liên quan đến giấy phép khai thác khoáng sản cũng chấm dứt;
b) Các công trình, thiết bị để bảo đảm an toàn mỏ và bảo vệ môi trường ở khu vực được xác định trong giấy phép khai thác khoáng sản đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ;
c) Ngoài những tài sản nói tại điểm b khoản này, trong thời hạn do Chính phủ quy định, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực được xác định trong giấy phép khai thác khoáng sản; sau thời hạn nói trên, mọi tài sản còn lại đều thuộc sở hữu nhà nước;
d) Trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 41. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cũng phải tuân theo các quy định về khai thác khoáng sản của Luật này.
Chính phủ quy định danh mục các khoáng sản được xếp vào loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và những trường hợp không phải xin giấy phép khai thác loại khoáng sản này.
Điều 42. Khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
1- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên ngoài việc tuân theo các quy định khác của Luật này còn phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm; định kỳ quan trắc động thái, kiểm tra chất lượng của nguồn nước và kịp thời khắc phục các biến động xấu; không khai thác quá lưu lượng cho phép.
2- Việc khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên để sử dụng vào mục đích điều trị bệnh, điều dưỡng và giải khát phải được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 43. Khai thác khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại
Hoạt động khai thác khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Chính phủ quy định danh mục các khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại.
Luật Khoáng sản 1996
- Số hiệu: 47-L/CTN
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/03/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 01/09/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Sở hữu tài nguyên khoáng sản
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên khoáng sản
- Điều 5. Khuyến khích đầu tư hoạt động khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Điều 6. Tổ chức, cá nhân được hoạt động khoáng sản
- Điều 7. Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến
- Điều 8. Nghiêm cấm vi phạm pháp luật về khoáng sản
- Điều 9. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác
- Điều 10. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
- Điều 11. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
- Điều 12. Mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản
- Điều 13. Khu vực hoạt động khoáng sản
- Điều 14. Khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
- Điều 15. Khu vực có khoáng sản độc hại
- Điều 16. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
- Điều 17. Sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản
- Điều 18. Sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản
- Điều 19. Sử dụng cơ sở hạ tầng trong hoạt động khoáng sản
- Điều 20. Bảo hiểm trong hoạt động khoáng sản
- Điều 21. Giấy phép khảo sát khoáng sản
- Điều 22. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản
- Điều 23. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản
- Điều 24. Thu hồi giấy phép khảo sát khoáng sản
- Điều 25. Giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 26. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản
- Điều 27. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản
- Điều 28. Đề án thăm dò khoáng sản
- Điều 29. Thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 30. Chấm dứt hiệu lực giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 31. Giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 32. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
- Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
- Điều 34. Thuế tài nguyên khoáng sản
- Điều 35. An toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 36. Giám đốc điều hành mỏ
- Điều 37. Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ
- Điều 38. Bản đồ hiện trạng mỏ
- Điều 39. Thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 40. Chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 41. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- Điều 42. Khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
- Điều 43. Khai thác khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại
- Điều 44. Giấy phép chế biến khoáng sản
- Điều 45. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản
- Điều 46. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản
- Điều 47. Chế biến khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại
- Điều 48. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản từ khoáng sản trong nước
- Điều 49. Khai thác tận thu
- Điều 50. Giấy phép khai thác tận thu
- Điều 51. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu
- Điều 52. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu
- Điều 53. Thu hồi giấy phép khai thác tận thu
- Điều 54. Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản
- Điều 55. Thẩm quyền quản lý nhà nước về khoáng sản
- Điều 56. Thẩm quyền, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản
- Điều 57. Giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản
- Điều 58. Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 59. Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 60. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 61. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 62. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện