Chương 1 Luật Khoáng sản 1996
Điều 1. Sở hữu tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Luật này được áp dụng đối với việc quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ở thể rắn, thể khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên; riêng dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.
2- Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.
3- Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, luôn luôn có nhiệt độ theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.
4- Điều tra cơ bản địa chất là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ Trái Đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan.
5- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản.
6- Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
7- Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
8- Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản.
9- Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
Điều 4. Quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên khoáng sản
Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ môi trường, tài nguyên khác có liên quan, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khoáng sản.
Chính phủ thống nhất quản lý mọi tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về khoáng sản.
Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản.
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thi hành pháp luật về khoáng sản, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
1- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; có chính sách ưu đãi hoạt động khoáng sản tại các vùng xa, vùng sâu, vùng cao, nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển và đối với những khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước; ưu tiên các dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
2- Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc khai thác, chế biến các khoáng sản quan trọng.
3- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
4- Chính phủ quy định danh mục các loại khoáng sản cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong từng thời kỳ; hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô.
Điều 6. Tổ chức, cá nhân được hoạt động khoáng sản
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật được phép hoạt động khoáng sản.
Chính phủ quy định các điều kiện về tài chính, công nghệ và các điều kiện khác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản.
Điều 7. Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến
Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến được bảo hộ bằng các chính sách chủ yếu sau đây:
1- Căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước hàng năm dành một khoản từ ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất;
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai tại địa phương theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chấp thuận; ưu tiên thu hút lao động tại địa phương vào hoạt động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.
Điều 8. Nghiêm cấm vi phạm pháp luật về khoáng sản
Nghiêm cấm làm lộ bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trái pháp luật.
Luật Khoáng sản 1996
- Số hiệu: 47-L/CTN
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/03/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 01/09/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Sở hữu tài nguyên khoáng sản
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên khoáng sản
- Điều 5. Khuyến khích đầu tư hoạt động khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Điều 6. Tổ chức, cá nhân được hoạt động khoáng sản
- Điều 7. Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến
- Điều 8. Nghiêm cấm vi phạm pháp luật về khoáng sản
- Điều 9. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác
- Điều 10. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
- Điều 11. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
- Điều 12. Mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản
- Điều 13. Khu vực hoạt động khoáng sản
- Điều 14. Khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
- Điều 15. Khu vực có khoáng sản độc hại
- Điều 16. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
- Điều 17. Sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản
- Điều 18. Sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản
- Điều 19. Sử dụng cơ sở hạ tầng trong hoạt động khoáng sản
- Điều 20. Bảo hiểm trong hoạt động khoáng sản
- Điều 21. Giấy phép khảo sát khoáng sản
- Điều 22. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản
- Điều 23. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản
- Điều 24. Thu hồi giấy phép khảo sát khoáng sản
- Điều 25. Giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 26. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản
- Điều 27. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản
- Điều 28. Đề án thăm dò khoáng sản
- Điều 29. Thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 30. Chấm dứt hiệu lực giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 31. Giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 32. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
- Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
- Điều 34. Thuế tài nguyên khoáng sản
- Điều 35. An toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 36. Giám đốc điều hành mỏ
- Điều 37. Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ
- Điều 38. Bản đồ hiện trạng mỏ
- Điều 39. Thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 40. Chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 41. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- Điều 42. Khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
- Điều 43. Khai thác khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại
- Điều 44. Giấy phép chế biến khoáng sản
- Điều 45. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản
- Điều 46. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản
- Điều 47. Chế biến khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại
- Điều 48. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản từ khoáng sản trong nước
- Điều 49. Khai thác tận thu
- Điều 50. Giấy phép khai thác tận thu
- Điều 51. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu
- Điều 52. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu
- Điều 53. Thu hồi giấy phép khai thác tận thu
- Điều 54. Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản
- Điều 55. Thẩm quyền quản lý nhà nước về khoáng sản
- Điều 56. Thẩm quyền, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản
- Điều 57. Giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản
- Điều 58. Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 59. Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 60. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 61. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
- Điều 62. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện