Mục 3 Chương 5 Luật Hợp tác xã 2023
Mục 3. TỔ CHỨC QUẢN TRỊ RÚT GỌN
Điều 70. Thẩm quyền của Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn
1. Thông qua định hướng phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; báo cáo hoạt động của Giám đốc và kiểm soát viên; báo cáo tài chính hằng năm; phương án sản xuất, kinh doanh.
2. Thông qua phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; tỷ lệ trích lập quỹ chung không chia và quỹ khác; phương án thù lao, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác cho Giám đốc, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý, chuyên môn khác và người lao động.
3. Thông qua việc đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; việc đầu tư hoặc bán tài sản chung không chia.
4. Thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên danh, liên kết; tham gia vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác, tổ chức đại diện.
5. Thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; việc huy động vốn; việc trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp; định giá hoặc thông qua kết quả định giá tài sản và tài sản chung không chia; quy chế quản lý, sử dụng tài sản và quỹ.
6. Thông qua tổ chức quản trị, quy chế quản trị nội bộ; phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; việc tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, kiểm soát viên; quyết định số lượng, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm người đại diện theo pháp luật.
8. Quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; khen thưởng, kỷ luật thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn.
9. Thông qua việc kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ.
10. Thẩm quyền khác do Đại hội thành viên quyết định nhưng không trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Điều 71. Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn
1. Giám đốc là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Nhiệm kỳ của Giám đốc do Điều lệ quy định nhưng tối đa là 05 năm. Giám đốc có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc được thực hiện bằng phiếu kín.
3. Giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Đại hội thành viên các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
b) Ký Điều lệ, nghị quyết thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các văn bản của Đại hội thành viên;
c) Thực hiện các nghị quyết của Đại hội thành viên, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc hằng ngày của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà không thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên; ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp là người đại diện theo pháp luật do Điều lệ hoặc pháp luật quy định;
d) Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; quyết định địa điểm kinh doanh; báo cáo Đại hội thành viên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; công tác phát triển thành viên;
đ) Chịu trách nhiệm trong hoạt động mua chung, bán chung sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Quyết định việc chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do Đại hội thành viên giao; quyết định đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị dưới 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
g) Quản lý thành viên, thông báo nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên tới các thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn; kết nạp, chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn theo quy định của Luật này, Điều lệ và báo cáo với Đại hội thành viên gần nhất; tuyển dụng lao động; đánh giá kết quả làm việc của Phó Giám đốc (nếu có);
h) Quyết định khen thưởng, kỷ luật thành viên liên kết không góp vốn, người lao động; khen thưởng cá nhân, tổ chức khác có đóng góp nổi bật trong việc xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Điều 72. Kiểm soát viên theo tổ chức quản trị rút gọn
1. Kiểm soát viên kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ. Kiểm soát viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên do Điều lệ quy định nhưng tối đa là 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm kiểm soát viên được thực hiện bằng phiếu kín.
3. Kiểm soát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, chấp hành Điều lệ, nghị quyết của Đại hội thành viên và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Giám sát hoạt động của Giám đốc, thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ, nghị quyết của Đại hội thành viên, các quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
d) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm trước khi trình Đại hội thành viên; tổ chức việc kiểm toán nội bộ khi cần thiết;
đ) Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
e) Báo cáo trước Đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị Giám đốc khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
g) Tiếp nhận kiến nghị, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Giám đốc, Đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;
h) Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Luật Hợp tác xã 2023
- Số hiệu: 17/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 861 đến số 862
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Hợp tác xã và luật khác
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thành viên
- Điều 6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 7. Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 8. Nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 9. Quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 10. Nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 11. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 12. Chế độ lưu trữ tài liệu
- Điều 13. Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã
- Điều 14. Công bố thông tin cho thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 15. Sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 16. Phân loại hợp tác xã
- Điều 17. Nguyên tắc thực hiện chính sách
- Điều 18. Tiêu chí thụ hưởng chính sách
- Điều 19. Nguồn vốn thực hiện chính sách
- Điều 20. Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn
- Điều 21. Chính sách đất đai
- Điều 22. Chính sách thuế, phí và lệ phí
- Điều 23. Chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm
- Điều 24. Chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Điều 25. Chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường
- Điều 26. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị
- Điều 27. Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro
- Điều 28. Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
- Điều 29. Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
- Điều 30. Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã
- Điều 31. Quyền của thành viên hợp tác xã
- Điều 32. Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
- Điều 33. Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã
- Điều 34. Điều kiện trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã
- Điều 35. Quyền của thành viên liên hiệp hợp tác xã
- Điều 36. Nghĩa vụ của thành viên liên hiệp hợp tác xã
- Điều 37. Chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã
- Điều 38. Sáng lập viên
- Điều 39. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 40. Nội dung của Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 41. Đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 42. Đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 43. Nội dung giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 44. Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Điều 45. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Điều 46. Mã số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 47. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Điều 48. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 49. Công bố nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 50. Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
- Điều 51. Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 52. Dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 53. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 54. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 55. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 56. Tổ chức quản trị
- Điều 57. Đại hội thành viên
- Điều 58. Đại biểu tham dự đại hội đại biểu
- Điều 59. Triệu tập Đại hội thành viên
- Điều 60. Chuẩn bị Đại hội thành viên
- Điều 61. Tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên
- Điều 62. Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán
- Điều 63. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người giữ các chức danh trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 64. Thẩm quyền của Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị đầy đủ
- Điều 65. Hội đồng quản trị
- Điều 66. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 67. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 68. Giám đốc (Tổng giám đốc) theo tổ chức quản trị đầy đủ
- Điều 69. Ban kiểm soát theo tổ chức quản trị đầy đủ
- Điều 70. Thẩm quyền của Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn
- Điều 71. Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn
- Điều 72. Kiểm soát viên theo tổ chức quản trị rút gọn
- Điều 73. Tài sản góp vốn
- Điều 74. Góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 75. Giấy chứng nhận phần vốn góp
- Điều 76. Chuyển giao tài sản góp vốn
- Điều 77. Định giá tài sản góp vốn, tài sản chung không chia
- Điều 78. Tăng, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 79. Huy động vốn và tiếp nhận các khoản hỗ trợ, tặng cho, tài trợ
- Điều 80. Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 81. Thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 82. Góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp
- Điều 83. Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 84. Quỹ chung không chia
- Điều 85. Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 86. Phân phối thu nhập
- Điều 87. Quản lý, sử dụng các quỹ
- Điều 88. Quản lý, sử dụng tài sản
- Điều 89. Xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 90. Trả lại, thừa kế phần vốn góp
- Điều 91. Chế độ kế toán
- Điều 92. Chia hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 93. Tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 94. Hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 95. Sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 96. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 97. Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 98. Giải thể tự nguyện đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 99. Giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 100. Các hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 101. Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể
- Điều 102. Giải quyết phá sản đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 103. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Điều 104. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Điều 107. Thành lập, hoạt động của tổ hợp tác
- Điều 108. Chuyển đổi tổ hợp tác thành hợp tác xã
- Điều 109. Chính sách hỗ trợ tổ hợp tác chuyển đổi thành hợp tác xã
- Điều 110. Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 111. Hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam