Điều 45 Luật hợp tác xã 1996
Điều 45. Thủ tục hợp nhất, chia tách hợp tác xã
1- Ban quản trị của các hợp tác xã dự định hợp nhất hoặc hợp tác xã dự định chia tách phải:
a) Thành lập Hội đồng để giải quyết việc hợp nhất, chia tách hợp tác xã. Hội đồng dự định hợp nhất gồm Chủ nhiệm các hợp tác xã dự định hợp nhất; Hội đồng chia tách gồm Chủ nhiệm hợp tác xã dự định chia tách và những người đại diện của các hợp tác xã mới dự định hình thành từ hợp tác xã chia tách. Hội đồng có nhiệm vụ bàn bạc, hiệp thương để thống nhất giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã; lập hồ sơ xin hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã; thực hiện nhiệm vụ Ban trù bị của các hợp tác xã mới;
b) Xây dựng phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, tổ chức, nhân sự khi hợp nhất hoặc chia tách để Đại hội xã viên quyết định; xây dựng phương hướng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; dự thảo Điều lệ hợp tác xã mới để Đại hội xã viên quyết định;
c) Triệu tập Đại hội xã viên để quyết định phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, tổ chức, nhân sự khi hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã; tiến hành các công việc quy định tại các
d) Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về quyết định hợp nhất hoặc chia tách và giải quyết các vấn đề kinh tế có liên quan đến họ;
đ) Gửi hồ sơ xin hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã đến Uỷ ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, gồm:
- Đơn xin hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã;
- Nghị quyết Đại hội xã viên về hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã;
- Phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp nhất hoặc chia tách đã thảo luận với các chủ nợ, tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã;
- Điều lệ hợp tác xã hợp nhất hoặc Điều lệ của hợp tác xã mới chia tách.
2- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin hợp nhất hoặc chia tách, Uỷ ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ra thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận việc hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã. Trường hợp không đồng ý với quyết định không chấp thuận việc hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã thì hợp tác xã có quyền khiếu nại, khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã hợp nhất hoặc chia tách phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các hợp tác xã đã tham gia hợp nhất hoặc chia tách; cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thu hồi con dấu của các hợp tác xã đã tham gia hợp nhất hoặc chia tách. Việc đăng ký kinh doanh của hợp tác xã mới hợp nhất hoặc chia tách thực hiện theo quy định tại Chương II của Luật này.
3- Những hợp tác xã hợp nhất hoặc chia tách có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân đã cho phép hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện biết về quyết định hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã, về việc tiếp tục hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Luật hợp tác xã 1996
- Số hiệu: 47-L/CTN
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/03/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 01/01/1997
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Định nghĩa hợp tác xã
- Điều 2. Tổ hợp tác
- Điều 3. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 4. Điều lệ mẫu
- Điều 5. Chính sách Nhà nước đối với hợp tác xã
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
- Điều 8. Quyền của hợp tác xã
- Điều 9. Nghĩa vụ của hợp tác xã
- Điều 10. Tên, biểu tượng của hợp tác xã
- Điều 11. Tổ chức Đảng và đoàn thể trong hợp tác xã
- Điều 12. Sáng lập viên
- Điều 13. Hội nghị thành lập hợp tác xã
- Điều 14. Điều lệ hợp tác xã
- Điều 15. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Điều 16. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 17. Cấp và từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 18. Đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề theo quy định riêng của Chính phủ
- Điều 19. Khiếu nại, khởi kiện về việc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 20. Tư cách pháp nhân của hợp tác xã
- Điều 21. Chi nhánh, văn phòng đại diện
- Điều 22. Điều kiện trở thành xã viên
- Điều 23. Quyền của xã viên
- Điều 24. Nghĩa vụ của xã viên
- Điều 25. Chấm dứt tư cách xã viên
- Điều 26. Đại hội xã viên
- Điều 27. Nội dung của Đại hội xã viên
- Điều 28. Quy định về số lượng đại biểu và biểu quyết trong đại hội xã viên
- Điều 29. Thông báo triệu tập Đại hội xã viên
- Điều 30. Ban quản trị hợp tác xã
- Điều 31. Tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị
- Điều 32. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản trị
- Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm hợp tác xã
- Điều 34. Ban kiểm soát
- Điều 35. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát
- Điều 36. Vốn góp của xã viên
- Điều 37. Huy động vốn
- Điều 38. Vốn hoạt động của hợp tác xã
- Điều 39. Quỹ của hợp tác xã
- Điều 40. Tài sản của hợp tác xã
- Điều 41. Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thể
- Điều 42. Phân phối lãi
- Điều 43. Xử lý các khoản lỗ
- Điều 44. Hợp nhất, chia tách hợp tác xã
- Điều 45. Thủ tục hợp nhất, chia tách hợp tác xã
- Điều 46. Giải thể hợp tác xã
- Điều 47. Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với hợp tác xã
- Điều 50. Nội dung quản lý nhà nước của Chính phủ đối với hợp tác xã
- Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp đối với hợp tác xã.
- Điều 52. Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và vai trò của các tổ chức này đối với hợp tác xã.