Điều 9 Luật Đường sắt 2017
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
5. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
7. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
9. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
11. Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
12.
Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
13. Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
14. Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
15. Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
16. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
17. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Luật Đường sắt 2017
- Số hiệu: 06/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/06/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 513 đến số 514
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt
- Điều 6. Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt
- Điều 7. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về đường sắt
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
- Điều 10. Hệ thống đường sắt Việt Nam
- Điều 11. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 12. Đất dành cho đường sắt
- Điều 13. Cấp kỹ thuật đường sắt
- Điều 14. Khổ đường sắt
- Điều 15. Kết nối ray các tuyến đường sắt
- Điều 16. Ga đường sắt
- Điều 17. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ
- Điều 18. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau
- Điều 19. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt
- Điều 20. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 21. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 22. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 23. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 25. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 26. Công nghiệp đường sắt
- Điều 27. Yêu cầu về phát triển công nghiệp đường sắt
- Điều 28. Đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt
- Điều 29. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ trong công nghiệp đường sắt
- Điều 30. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 31. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 32. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 33. Thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 34. Điều kiện nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 37. Tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 38. Quy tắc giao thông đường sắt
- Điều 39. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
- Điều 40. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 41. Điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Điều 42. Tải trọng, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ chạy tàu
- Điều 43. Biểu đồ chạy tàu
- Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 45. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt
- Điều 46. Bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt
- Điều 47. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của lực lượng Công an
- Điều 48. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua
- Điều 50. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 52. Kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 54. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý
- Điều 55. Hợp đồng vận tải hàng hóa
- Điều 56. Giá vận tải đường sắt
- Điều 57. Vận tải quốc tế
- Điều 58. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
- Điều 59. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của hành khách
- Điều 61. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
- Điều 62. Vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 63. Vận tải động vật sống
- Điều 64. Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia
- Điều 65. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 66. Phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 67. Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Điều 68. Hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
- Điều 69. Quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư
- Điều 70. Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị
- Điều 71. Các loại hình đường sắt đô thị
- Điều 72. Chính sách phát triển đường sắt đô thị
- Điều 73. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đầu tư, xây dựng, quản lý đường sắt đô thị
- Điều 74. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 75. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 76. Hệ thống kiểm soát vé
- Điều 77. Quản lý an toàn đường sắt đô thị
- Điều 78. Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao
- Điều 79. Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao
- Điều 80. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao
- Điều 81. Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao
- Điều 82. Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao