Mục 3 Chương 6 Luật Đường sắt 2017
Mục 3. KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Điều 52. Kinh doanh vận tải đường sắt
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về vận tải đường sắt trên đường sắt đô thị.
Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;
c) Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
d) Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;
b) Ưu tiên thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Phải ngừng chạy tàu khi nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
đ) Bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu trong quá trình khai thác;
e) Chịu sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
g) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý
1. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành khách, hành lý, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách, hành lý từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phát hành theo quy định của pháp luật.
Điều 55. Hợp đồng vận tải hàng hóa
1. Hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vận tải, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng hóa cho người nhận hàng được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng vận tải hàng hóa xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
2. Hóa đơn gửi hàng hóa là bộ phận của hợp đồng vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phát hành theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm lập hóa đơn và giao cho người thuê vận tải sau khi người thuê vận tải giao hàng hóa; có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải ủy quyền. Hóa đơn gửi hàng hóa là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.
3. Hóa đơn gửi hàng hóa phải ghi rõ loại hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, khối lượng hàng hóa; nơi giao hàng hóa, nơi nhận hàng hóa, tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; giá vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận ghi vào hóa đơn gửi hàng hoá; xác nhận của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về tình trạng hàng hóa nhận vận tải.
Điều 56. Giá vận tải đường sắt
1. Giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định; giá vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định.
2. Giá vận tải đường sắt phải được niêm yết tại ga đường sắt và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng.
3. Giá vận tải hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận.
4. Chính phủ quy định việc miễn, giảm giá vận tải hành khách cho đối tượng chính sách xã hội.
1. Vận tải quốc tế là vận tải từ Việt Nam đến nước ngoài, vận tải từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam đến nước thứ ba bằng đường sắt.
2. Hoạt động vận tải quốc tế bằng đường sắt phải đáp ứng quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 58. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
1. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt là vận tải người, hàng hoá và trang thiết bị để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng, an ninh.
2. Vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội là vận tải hành khách trên tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn đường sắt nhằm phục vụ cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung và việc vận tải này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được hỗ trợ theo quy định tại
Điều 59. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách.
2. Vé hành khách, giấy tờ đi tàu là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3. Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
d) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người;
b) Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 61. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
1. Người thuê vận tải có các quyền sau đây:
a) Thay đổi hợp đồng vận tải hàng hóa kể cả khi hàng hóa đã giao cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc hàng hóa đã xếp lên toa xe và chịu chi phí phát sinh do thay đổi hợp đồng vận tải;
b) Chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người có quyền nhận hàng trước đó; được thay đổi địa điểm giao hàng hoặc yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại nơi gửi hàng và phải chịu mọi chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng và địa điểm giao hàng;
c) Được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt gây ra theo quy định của pháp luật.
2. Người thuê vận tải có các nghĩa vụ sau đây:
a) Kê khai hàng hóa trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó;
b) Trả tiền vận tải đúng thời hạn, hình thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện việc đóng gói hàng hóa và các điều kiện vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
d) Giao hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm;
đ) Cung cấp giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết khác về hàng hóa;
e) Bồi thường thiệt hại do việc kê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Hàng nguy hiểm là hàng khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường.
3. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật mới được vận tải hàng nguy hiểm.
Điều 63. Vận tải động vật sống
Vận tải động vật sống trên đường sắt phải tuân theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
Điều 64. Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia
1. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải có người áp tải.
2. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải bảo đảm vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Điều 65. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường, siêu trọng phải có phương án tổ chức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng trên đường sắt.
Luật Đường sắt 2017
- Số hiệu: 06/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/06/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 513 đến số 514
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt
- Điều 6. Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt
- Điều 7. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về đường sắt
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
- Điều 10. Hệ thống đường sắt Việt Nam
- Điều 11. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 12. Đất dành cho đường sắt
- Điều 13. Cấp kỹ thuật đường sắt
- Điều 14. Khổ đường sắt
- Điều 15. Kết nối ray các tuyến đường sắt
- Điều 16. Ga đường sắt
- Điều 17. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ
- Điều 18. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau
- Điều 19. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt
- Điều 20. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 21. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 22. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 23. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 25. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 26. Công nghiệp đường sắt
- Điều 27. Yêu cầu về phát triển công nghiệp đường sắt
- Điều 28. Đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt
- Điều 29. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ trong công nghiệp đường sắt
- Điều 30. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 31. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 32. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 33. Thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 34. Điều kiện nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 37. Tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 38. Quy tắc giao thông đường sắt
- Điều 39. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
- Điều 40. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 41. Điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Điều 42. Tải trọng, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ chạy tàu
- Điều 43. Biểu đồ chạy tàu
- Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 45. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt
- Điều 46. Bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt
- Điều 47. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của lực lượng Công an
- Điều 48. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua
- Điều 50. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 52. Kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 54. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý
- Điều 55. Hợp đồng vận tải hàng hóa
- Điều 56. Giá vận tải đường sắt
- Điều 57. Vận tải quốc tế
- Điều 58. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
- Điều 59. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của hành khách
- Điều 61. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
- Điều 62. Vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 63. Vận tải động vật sống
- Điều 64. Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia
- Điều 65. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 66. Phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 67. Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Điều 68. Hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
- Điều 69. Quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư
- Điều 70. Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị
- Điều 71. Các loại hình đường sắt đô thị
- Điều 72. Chính sách phát triển đường sắt đô thị
- Điều 73. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đầu tư, xây dựng, quản lý đường sắt đô thị
- Điều 74. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 75. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 76. Hệ thống kiểm soát vé
- Điều 77. Quản lý an toàn đường sắt đô thị
- Điều 78. Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao
- Điều 79. Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao
- Điều 80. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao
- Điều 81. Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao
- Điều 82. Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao