Chương 5 Luật Đường sắt 2005
Điều 55. Các loại hình đường sắt đô thị
1. Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
2. Đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh.
Điều 56. Chính sách phát triển đường sắt đô thị
1. Nhà nước huy động các nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong những loại hình giao thông chủ yếu ở các đô thị lớn.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng và khai thác đường sắt đô thị.
a) Ưu đãi quy định tại
b) Được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương một phần kinh phí trong tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị được duyệt.
4. Hàng năm, Nhà nước trích một khoản kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho dịch vụ giao thông vận tải công cộng của đô thị, trong đó có giao thông vận tải đường sắt đô thị.
Điều 57. Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị
1. Việc lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đô thị lớn đạt tiêu chuẩn kinh tế - xã hội theo quy định;
b) Chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;
c) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chủ đầu tư phải có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị và bảo đảm sau khi xây dựng xong phải hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, quy định cụ thể việc thực hiện
Điều 58. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
Khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị, bảo đảm chất lượng công trình theo cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
2. Bảo đảm gắn kết với các loại hình giao thông vận tải công cộng khác của đô thị và đường sắt quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách chuyển tiếp giữa các loại hình giao thông;
3. Đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách lâu dài theo định hướng phát triển của đô thị;
4. Bảo vệ môi trường, không phá vỡ cảnh quan đô thị.
Điều 59. Cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị
1. Mố, trụ cầu cạnh tuyến giao thông đường bộ hoặc những cột chống tại vị trí nguy hiểm của hầm đường tàu điện ngầm phải bảo đảm vững chắc, chống được sự cố va đập của phương tiện giao thông.
2. Hầm đường sắt đô thị phải bảo đảm có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vững chắc khi có hoả hoạn; bảo đảm khô ráo, chống ngập nước; có hệ thống thông gió, thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn.
3. Nhà ga, bến đỗ của đường sắt đô thị phải có biển báo, chỉ dẫn tuyến đường, ga, bến đỗ trên tuyến; bảo đảm điều kiện để hành khách đi lại thuận tiện, an toàn; có thiết bị cung cấp thông tin, bán vé, giám sát hành khách lên, xuống tàu, ra, vào ga; có hệ thống điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế và phải có hệ thống điện dự phòng cho ga tàu điện ngầm.
Điều 60. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị
1. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải bảo đảm an toàn cho phương tiện, người tham gia giao thông đường sắt; phù hợp với loại hình phương tiện giao thông đường sắt đô thị và địa hình, cấu trúc của đô thị.
2. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cho từng loại hình giao thông đường sắt đô thị.
Điều 61. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu hoặc đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 62. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị
2. Giá vé vận tải đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Việc trợ giá vận tải đường sắt đô thị được thực hiện theo hợp đồng giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải bảo đảm chạy tàu an toàn, đều đặn, đúng giờ.
4. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Luật Đường sắt 2005
- Số hiệu: 35/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
- Điều 5. Chính sách phát triển đường sắt
- Điều 6. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 9. Thanh tra đường sắt
- Điều 10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
- Điều 13. Hệ thống đường sắt Việt Nam
- Điều 14. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 15. Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 16. Kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 17. Đất dành cho đường sắt
- Điều 18. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 19. Kết nối các tuyến đường sắt
- Điều 20. Khổ đường sắt và tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt
- Điều 21. Ga đường sắt
- Điều 22. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt
- Điều 23. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ
- Điều 24. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau
- Điều 25. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 26. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 27. Phạm vi bảo vệ đường sắt
- Điều 28. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt
- Điều 29. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt
- Điều 30. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt
- Điều 31. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt
- Điều 32. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt
- Điều 33. Xây dựng công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 34. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 35. Hành lang an toàn giao thông đường sắt
- Điều 36. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 37. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn đối với kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 38. Điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 39. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 40. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 41. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 42. Thiết bị phanh hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 43. Trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 44. Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt
- Điều 45. Nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 46. Điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
- Điều 47. Giấy phép lái tàu
- Điều 48. Trưởng tàu
- Điều 49. Lái tàu, phụ lái tàu
- Điều 50. Nhân viên điều độ chạy tàu
- Điều 51. Trực ban chạy tàu ga
- Điều 52. Nhân viên gác ghi
- Điều 53. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 54. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; gác đường ngang, cầu chung
- Điều 55. Các loại hình đường sắt đô thị
- Điều 56. Chính sách phát triển đường sắt đô thị
- Điều 57. Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị
- Điều 58. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 59. Cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị
- Điều 60. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 61. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 62. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị
- Điều 63. Tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 64. Chỉ huy chạy tàu
- Điều 65. Tốc độ chạy tàu
- Điều 66. Lập tàu
- Điều 67. Dồn tàu
- Điều 68. Chạy tàu
- Điều 69. Tránh, vượt tàu
- Điều 70. Dừng tàu, lùi tàu
- Điều 71. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
- Điều 72. Chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 73. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 74. Nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Điều 75. Chứng chỉ an toàn
- Điều 76. Biểu đồ chạy tàu
- Điều 77. Trình tự xây dựng biểu đồ chạy tàu
- Điều 78. Nguyên tắc điều độ chạy tàu
- Điều 79. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt
- Điều 80. Trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt
- Điều 81. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của lực lượng công an
- Điều 82. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của Uỷ ban nhân dân
- Điều 83. Hoạt động kinh doanh đường sắt
- Điều 84. Bảo đảm không phân biệt đối xử trong kinh doanh đường sắt
- Điều 85. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 86. Phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 87. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 89. Kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 91. Hợp đồng vận tải hành khách
- Điều 92. Hợp đồng vận tải hàng hoá
- Điều 93. Giá vé, cước vận tải đường sắt
- Điều 94. Vận tải quốc tế
- Điều 95. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt
- Điều 96. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt
- Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 98. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 99. Quyền, nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 100. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá
- Điều 101. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
- Điều 102. Vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 103. Vận tải động vật sống
- Điều 104. Vận tải thi hài, hài cốt
- Điều 105. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 106. Xử lý hàng hoá, hành lý, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối
- Điều 107. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 108. Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 109. Giải quyết tranh chấp
- Điều 110. Thời hạn khiếu nại
- Điều 111. Thời hiệu khởi kiện