Chương 4 Luật Đường sắt 2005
NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU
Điều 46. Điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:
a) Trưởng tàu;
b) Lái tàu, phụ lái tàu;
c) Nhân viên điều độ chạy tàu;
d) Trực ban chạy tàu ga;
đ) Trưởng dồn;
e) Nhân viên gác ghi;
g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;
h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;
i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung.
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo được Bộ Giao thông vận tải công nhận cấp;
b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo định kỳ do Bộ Y tế quy định;
c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.
3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy trình, quy phạm;
b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;
c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo, điều kiện đối với cơ sở đào tạo các chức danh; tiêu chuẩn các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này; nội dung, quy trình sát hạch và tổ chức cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái tàu.
Điều 47. Giấy phép lái tàu
1. Giấy phép lái tàu là chứng chỉ được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt.
2. Người được cấp giấy phép lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép.
3. Người được cấp giấy phép lái tàu phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
b) Có bằng, chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;
c) Đã có thời gian làm phụ lái tàu liên tục 24 tháng trở lên;
d) Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu.
1. Trưởng tàu là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phục vụ khách hàng, bảo đảm tàu chạy theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại
2. Trong thời gian hành trình của tàu, trưởng tàu có quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang; tạm giữ theo thủ tục hành chính người có hành vi vi phạm trật tự, an toàn trên tàu theo quy định của pháp luật và phải chuyển giao người đó cho trưởng ga hoặc cơ quan công an, chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất.
3. Trong trường hợp cấp thiết, trưởng tàu có quyền ra mệnh lệnh đối với hành khách để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu và phải báo cáo ngay với điều độ chạy tàu hoặc nhà ga gần nhất về tình trạng cấp thiết.
4. Trưởng tàu có quyền từ chối không cho tàu chạy khi thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu; từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu; tạm đình chỉ công việc của nhân viên trên tàu vi phạm kỷ luật. Trưởng tàu có trách nhiệm báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết khi thực hiện quyền từ chối quy định tại khoản này.
5. Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản với sự tham gia của hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương xảy ra trên tàu; trưởng tàu có quyền quyết định cho tàu dừng ở ga thuận lợi nhất cho việc cứu người và phải chuyển giao người đó cùng với tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc cơ quan công an, bệnh viện, chính quyền địa phương.
6. Trước khi cho tàu chạy và trong quá trình chạy tàu, trưởng tàu có trách nhiệm kiểm tra điều kiện an toàn chạy tàu và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người và phương tiện.
7. Trưởng tàu có trách nhiệm ghi nhật ký, lập các báo cáo, chứng từ liên quan đến hành trình của tàu.
8. Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hỗn hợp thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu hỗn hợp.
1. Lái tàu là người trực tiếp điều khiển tàu; chịu trách nhiệm vận hành đầu máy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng lịch trình theo biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm; có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại
2. Lái tàu chỉ được phép điều khiển tàu khi có giấy phép lái tàu.
3. Lái tàu có quyền từ chối không cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để giải quyết.
4. Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga.
5. Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định.
6. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, lái tàu và phụ lái tàu phải tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu.
7. Trong quá trình chạy tàu, lái tàu phải kiểm tra tác dụng của phanh tự động theo quy trình, quy phạm, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài.
8. Phụ lái tàu là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý.
Điều 50. Nhân viên điều độ chạy tàu
Nhân viên điều độ chạy tàu là người trực tiếp ra lệnh chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên một tuyến đường, khu đoạn được phân công; trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ khi có sự cố chạy tàu; ra lệnh phong toả khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan; ra lệnh tạm đình chỉ chạy tàu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu.
1. Trực ban chạy tàu ga là người điều hành việc lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại
2. Trực ban chạy tàu ga có quyền từ chối không cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và có trách nhiệm báo cáo ngay với nhân viên điều độ chạy tàu.
3. Trực ban chạy tàu ga có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, hàng hoá trong khi làm nhiệm vụ.
1. Nhân viên gác ghi là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
2. Nhân viên gác ghi có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 53. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
1. Trưởng dồn là người chịu sự chỉ huy, điều hành của trực ban chạy tàu ga để tổ chức và thực hiện công tác dồn, ghép nối đầu máy, toa xe phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu, xếp, dỡ hàng hóa, vận tải hành khách của ga theo mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
2. Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
3. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 54. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; gác đường ngang, cầu chung
1. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công; ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, canh gác và báo cáo cấp trên theo quy định;
b) Sửa chữa, xử lý kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ; tham gia bảo trì đường, cầu, hầm theo phân công;
c) Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông vận tải đường sắt; tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.
2. Nhân viên gác đường ngang, cầu chung có trách nhiệm sau đây:
a) Đóng, mở chắn đường ngang kịp thời, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua đường ngang;
b) Trực tiếp kiểm tra, bảo quản, bảo trì, sử dụng công trình, trang thiết bị chắn đường ngang phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm.
Luật Đường sắt 2005
- Số hiệu: 35/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
- Điều 5. Chính sách phát triển đường sắt
- Điều 6. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 9. Thanh tra đường sắt
- Điều 10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
- Điều 13. Hệ thống đường sắt Việt Nam
- Điều 14. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 15. Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 16. Kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 17. Đất dành cho đường sắt
- Điều 18. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 19. Kết nối các tuyến đường sắt
- Điều 20. Khổ đường sắt và tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt
- Điều 21. Ga đường sắt
- Điều 22. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt
- Điều 23. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ
- Điều 24. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau
- Điều 25. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 26. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 27. Phạm vi bảo vệ đường sắt
- Điều 28. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt
- Điều 29. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt
- Điều 30. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt
- Điều 31. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt
- Điều 32. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt
- Điều 33. Xây dựng công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 34. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 35. Hành lang an toàn giao thông đường sắt
- Điều 36. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 37. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn đối với kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 38. Điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 39. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 40. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 41. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 42. Thiết bị phanh hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 43. Trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 44. Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt
- Điều 45. Nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 46. Điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
- Điều 47. Giấy phép lái tàu
- Điều 48. Trưởng tàu
- Điều 49. Lái tàu, phụ lái tàu
- Điều 50. Nhân viên điều độ chạy tàu
- Điều 51. Trực ban chạy tàu ga
- Điều 52. Nhân viên gác ghi
- Điều 53. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 54. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; gác đường ngang, cầu chung
- Điều 55. Các loại hình đường sắt đô thị
- Điều 56. Chính sách phát triển đường sắt đô thị
- Điều 57. Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị
- Điều 58. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 59. Cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị
- Điều 60. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 61. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 62. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị
- Điều 63. Tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 64. Chỉ huy chạy tàu
- Điều 65. Tốc độ chạy tàu
- Điều 66. Lập tàu
- Điều 67. Dồn tàu
- Điều 68. Chạy tàu
- Điều 69. Tránh, vượt tàu
- Điều 70. Dừng tàu, lùi tàu
- Điều 71. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
- Điều 72. Chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 73. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 74. Nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Điều 75. Chứng chỉ an toàn
- Điều 76. Biểu đồ chạy tàu
- Điều 77. Trình tự xây dựng biểu đồ chạy tàu
- Điều 78. Nguyên tắc điều độ chạy tàu
- Điều 79. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt
- Điều 80. Trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt
- Điều 81. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của lực lượng công an
- Điều 82. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của Uỷ ban nhân dân
- Điều 83. Hoạt động kinh doanh đường sắt
- Điều 84. Bảo đảm không phân biệt đối xử trong kinh doanh đường sắt
- Điều 85. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 86. Phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 87. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 89. Kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 91. Hợp đồng vận tải hành khách
- Điều 92. Hợp đồng vận tải hàng hoá
- Điều 93. Giá vé, cước vận tải đường sắt
- Điều 94. Vận tải quốc tế
- Điều 95. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt
- Điều 96. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt
- Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 98. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 99. Quyền, nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 100. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá
- Điều 101. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
- Điều 102. Vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 103. Vận tải động vật sống
- Điều 104. Vận tải thi hài, hài cốt
- Điều 105. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 106. Xử lý hàng hoá, hành lý, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối
- Điều 107. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 108. Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 109. Giải quyết tranh chấp
- Điều 110. Thời hạn khiếu nại
- Điều 111. Thời hiệu khởi kiện