Chương 3 Luật Đường sắt 2005
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 38. Điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
Phương tiện giao thông đường sắt khi lưu hành phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký; giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
Điều 39. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký:
a) Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp;
b) Phương tiện đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2. Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký mới.
3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải xuất trình giấy tờ mua bán hợp pháp, giấy chứng nhận đăng kiểm còn hiệu lực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký theo tên chủ sở hữu mới.
4. Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo để xoá đăng ký và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký trong các trường hợp sau đây:
b) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ;
c) Phương tiện giao thông đường sắt đã được chuyển đổi chủ sở hữu.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
Điều 40. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt được sản xuất tại Việt Nam phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và được xác nhận của cơ quan đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức có chức năng đăng kiểm của nước ngoài được cơ quan đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền.
2. Trong quá trình sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi, phương tiện giao thông đường sắt phải chịu sự giám sát về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức có chức năng đăng kiểm nước ngoài được cơ quan đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền.
3. Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác phải được cơ quan đăng kiểm định kỳ kiểm tra tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và cấp giấy chứng nhận.
4. Chủ phương tiện giao thông đường sắt chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của cơ quan đăng kiểm.
5. Cơ quan đăng kiểm phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành khi thực hiện đăng kiểm. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm phải chịu trách nhiệm về kết quả đăng kiểm.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định tiêu chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan đăng kiểm và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt.
Điều 41. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết trên phương tiện giao thông đường sắt
1. Trên phương tiện giao thông đường sắt phải ghi ký hiệu của đường sắt Việt Nam, chủ phương tiện, nơi và năm sản xuất, tên doanh nghiệp quản lý, kích thước, tự trọng, trọng tải, số hiệu và kiểu loại, công suất, kiểu truyền động.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, trên toa xe khách còn phải có bảng niêm yết hoặc thông báo bằng phương tiện thông tin khác cho hành khách về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ trên tuyến đường, tốc độ tàu đang chạy, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố; nội quy đi tàu.
3. Ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
Điều 42. Thiết bị phanh hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
1. Phương tiện giao thông đường sắt phải có thiết bị phanh hãm tự động, phanh hãm bằng tay. Thiết bị phanh hãm phải được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm hoạt động tốt, tin cậy, thao tác thuận tiện.
2. Trên toa xe khách và tại vị trí làm việc của trưởng tàu phải lắp van hãm khẩn cấp. Van hãm khẩn cấp phải được kiểm tra định kỳ và kẹp chì niêm phong.
3. Tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên một số toa xe khách phải được lắp đồng hồ áp suất.
4. Trang thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe phải lắp đúng kiểu, loại thích hợp cho từng kiểu, loại đầu máy, toa xe.
Điều 43. Trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt phải được trang bị dụng cụ thoát hiểm, thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơn giản, tín hiệu cầm tay.
2. Trên đầu máy, toa xe động lực và phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phải có đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu; tại vị trí làm việc của trưởng tàu phải có thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu.
3. Trên toa xe khách phải có thiết bị chiếu sáng; thiết bị làm mát, thông gió; thiết bị phục vụ người khuyết tật; thiết bị vệ sinh, trừ toa xe trên đường sắt đô thị.
Điều 44. Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện hết thời hạn;
b) Phát hiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật khi đang hoạt động.
2. Việc di chuyển phương tiện mới nhập khẩu, phương tiện chạy thử nghiệm; việc đưa phương tiện giao thông đường sắt bị hư hỏng về cơ sở sửa chữa được thực hiện theo quy trình, quy phạm đường sắt.
Điều 45. Nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt
Phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt Việt Nam; có giấy chứng nhận bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp hoặc do tổ chức có chức năng đăng kiểm của nước ngoài được cơ quan đăng kiểm Việt Nam công nhận cấp. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật Đường sắt 2005
- Số hiệu: 35/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
- Điều 5. Chính sách phát triển đường sắt
- Điều 6. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 9. Thanh tra đường sắt
- Điều 10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
- Điều 13. Hệ thống đường sắt Việt Nam
- Điều 14. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 15. Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 16. Kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 17. Đất dành cho đường sắt
- Điều 18. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 19. Kết nối các tuyến đường sắt
- Điều 20. Khổ đường sắt và tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt
- Điều 21. Ga đường sắt
- Điều 22. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt
- Điều 23. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ
- Điều 24. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau
- Điều 25. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 26. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 27. Phạm vi bảo vệ đường sắt
- Điều 28. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt
- Điều 29. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt
- Điều 30. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt
- Điều 31. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt
- Điều 32. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt
- Điều 33. Xây dựng công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 34. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 35. Hành lang an toàn giao thông đường sắt
- Điều 36. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 37. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn đối với kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 38. Điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 39. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 40. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 41. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 42. Thiết bị phanh hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 43. Trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 44. Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt
- Điều 45. Nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 46. Điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
- Điều 47. Giấy phép lái tàu
- Điều 48. Trưởng tàu
- Điều 49. Lái tàu, phụ lái tàu
- Điều 50. Nhân viên điều độ chạy tàu
- Điều 51. Trực ban chạy tàu ga
- Điều 52. Nhân viên gác ghi
- Điều 53. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 54. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; gác đường ngang, cầu chung
- Điều 55. Các loại hình đường sắt đô thị
- Điều 56. Chính sách phát triển đường sắt đô thị
- Điều 57. Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị
- Điều 58. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 59. Cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị
- Điều 60. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 61. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
- Điều 62. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị
- Điều 63. Tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 64. Chỉ huy chạy tàu
- Điều 65. Tốc độ chạy tàu
- Điều 66. Lập tàu
- Điều 67. Dồn tàu
- Điều 68. Chạy tàu
- Điều 69. Tránh, vượt tàu
- Điều 70. Dừng tàu, lùi tàu
- Điều 71. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
- Điều 72. Chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 73. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 74. Nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Điều 75. Chứng chỉ an toàn
- Điều 76. Biểu đồ chạy tàu
- Điều 77. Trình tự xây dựng biểu đồ chạy tàu
- Điều 78. Nguyên tắc điều độ chạy tàu
- Điều 79. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt
- Điều 80. Trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt
- Điều 81. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của lực lượng công an
- Điều 82. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của Uỷ ban nhân dân
- Điều 83. Hoạt động kinh doanh đường sắt
- Điều 84. Bảo đảm không phân biệt đối xử trong kinh doanh đường sắt
- Điều 85. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 86. Phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 87. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 89. Kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 91. Hợp đồng vận tải hành khách
- Điều 92. Hợp đồng vận tải hàng hoá
- Điều 93. Giá vé, cước vận tải đường sắt
- Điều 94. Vận tải quốc tế
- Điều 95. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt
- Điều 96. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt
- Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 98. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 99. Quyền, nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 100. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá
- Điều 101. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
- Điều 102. Vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 103. Vận tải động vật sống
- Điều 104. Vận tải thi hài, hài cốt
- Điều 105. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 106. Xử lý hàng hoá, hành lý, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối
- Điều 107. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 108. Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 109. Giải quyết tranh chấp
- Điều 110. Thời hạn khiếu nại
- Điều 111. Thời hiệu khởi kiện