Chương 9 Luật Doanh nghiệp 2005
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều 161. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1. Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
5. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 162. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:
a) Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp các điều kiện kinh doanh thuộc quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn cần thiết; sửa đổi các điều kiện kinh doanh bất hợp lý; trình Chính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công;
b) Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;
c) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;
d) Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;
đ) Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam;
e) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo các nội dung đăng ký kinh doanh; xử lý hành chính các hành vi vi phạm Luật này và pháp luật có liên quan;
c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tương ứng của các bộ, cơ quan ngang bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này;
d) Tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh, quyết định biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm hành chính trong đăng ký kinh doanh.
Điều 163. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;
đ) Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc đăng ký kinh doanh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan đăng ký kinh doanh do Chính phủ quy định.
Điều 164. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Người có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;
đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;
e) Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại
h) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
Luật Doanh nghiệp 2005
- Số hiệu: 60/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế và các luật có liên quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp
- Điều 6. Tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp
- Điều 7. Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh
- Điều 8. Quyền của doanh nghiệp
- Điều 9. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích
- Điều 11. Các hành vi bị cấm
- Điều 12. Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
- Điều 13. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
- Điều 14. Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh
- Điều 15. Trình tự đăng ký kinh doanh
- Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
- Điều 17. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh
- Điều 18. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Điều 19. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
- Điều 20. Hồ sơ, trình tự thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam
- Điều 21. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều 22. Nội dung Điều lệ công ty
- Điều 23. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
- Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 25. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 26. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 27. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 28. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 29. Chuyển quyền sở hữu tài sản
- Điều 30. Định giá tài sản góp vốn
- Điều 31. Tên doanh nghiệp
- Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
- Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
- Điều 35. Trụ sở chính của doanh nghiệp
- Điều 36. Con dấu của doanh nghiệp
- Điều 37. Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Điều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
- Điều 40. Sổ đăng ký thành viên
- Điều 41. Quyền của thành viên
- Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên
- Điều 43. Mua lại phần vốn góp
- Điều 44. Chuyển nhượng phần vốn góp
- Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác
- Điều 46. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
- Điều 47. Hội đồng thành viên
- Điều 48. Người đại diện theo uỷ quyền
- Điều 49. Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Điều 50. Triệu tập họp Hội đồng thành viên
- Điều 51. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
- Điều 52. Quyết định của Hội đồng thành viên
- Điều 53. Biên bản họp Hội đồng thành viên
- Điều 54. Thủ tục thông qua quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
- Điều 55. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Điều 56. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Điều 57. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Điều 58. Thù lao, tiền lương và thưởng của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Điều 59. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
- Điều 60. Tăng, giảm vốn điều lệ
- Điều 61. Điều kiện để chia lợi nhuận
- Điều 62. Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia
- Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 64. Quyền của chủ sở hữu công ty
- Điều 65. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
- Điều 66. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty
- Điều 67. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức
- Điều 68. Hội đồng thành viên
- Điều 69. Chủ tịch công ty
- Điều 70. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Điều 71. Kiểm soát viên
- Điều 72. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
- Điều 73. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên
- Điều 74. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân
- Điều 75. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan
- Điều 76. Tăng, giảm vốn điều lệ
- Điều 77. Công ty cổ phần
- Điều 78. Các loại cổ phần
- Điều 79. Quyền của cổ đông phổ thông
- Điều 80. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
- Điều 81. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết
- Điều 82. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức
- Điều 83. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại
- Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
- Điều 85. Cổ phiếu
- Điều 86. Sổ đăng ký cổ đông
- Điều 87. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
- Điều 88. Phát hành trái phiếu
- Điều 89. Mua cổ phần, trái phiếu
- Điều 90. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
- Điều 91. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
- Điều 92. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
- Điều 93. Trả cổ tức
- Điều 94. Thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức
- Điều 95. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
- Điều 96. Đại hội đồng cổ đông
- Điều 97. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 98. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 99. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 100. Mời họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 101. Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 102. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 103. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông
- Điều 104. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 105. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 106. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 107. Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 108. Hội đồng quản trị
- Điều 109. Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 110. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 111. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 112. Cuộc họp Hội đồng quản trị
- Điều 113. Biên bản họp Hội đồng quản trị
- Điều 114. Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 115. Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 116. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
- Điều 117. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Điều 118. Công khai các lợi ích liên quan
- Điều 119. Nghĩa vụ của người quản lý công ty
- Điều 120. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận
- Điều 121. Ban kiểm soát
- Điều 122. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát
- Điều 123. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
- Điều 124. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát
- Điều 125. Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát
- Điều 126. Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát
- Điều 127. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát
- Điều 128. Trình báo cáo hằng năm
- Điều 129. Công khai thông tin về công ty cổ phần
- Điều 130. Công ty hợp danh
- Điều 131. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
- Điều 132. Tài sản của công ty hợp danh
- Điều 133. Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
- Điều 134. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
- Điều 135. Hội đồng thành viên
- Điều 136. Triệu tập họp Hội đồng thành viên
- Điều 137. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
- Điều 138. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
- Điều 139. Tiếp nhận thành viên mới
- Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
- Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân
- Điều 142. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
- Điều 143. Quản lý doanh nghiệp
- Điều 144. Cho thuê doanh nghiệp
- Điều 145. Bán doanh nghiệp
- Điều 146. Nhóm công ty
- Điều 147. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
- Điều 148. Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con
- Điều 149. Tập đoàn kinh tế
- Điều 150. Chia doanh nghiệp
- Điều 151. Tách doanh nghiệp
- Điều 152. Hợp nhất doanh nghiệp
- Điều 153. Sáp nhập doanh nghiệp
- Điều 154. Chuyển đổi công ty
- Điều 155. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 156. Tạm ngừng kinh doanh
- Điều 157. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
- Điều 158. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Điều 159. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
- Điều 160. Phá sản doanh nghiệp
- Điều 161. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
- Điều 162. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
- Điều 163. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh
- Điều 164. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Điều 165. Xử lý vi phạm
- Điều 166. Chuyển đổi công ty nhà nước
- Điều 167. Doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh
- Điều 168. Thực hiện quyền chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 169. Thành lập doanh nghiệp nhà nước
- Điều 170. Áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực
- Điều 171. Hiệu lực thi hành
- Điều 172. Hướng dẫn thi hành