Điều 48 Luật đo lường 2011
Điều 48. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp với quy định của Luật này thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản, duy trì, sử dụng chuẩn đo lường tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chuẩn đo lường đó và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng phép đo và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
đ) Yêu cầu tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp và thực hiện ngay biện pháp khắc phục.
2. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đo lường hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân đó vẫn tiếp tục vi phạm thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm;
b) Niêm phong chuẩn đo lường, phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định;
c) Báo cáo ngay với cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ kiểm tra gửi cơ quan có thẩm quyền gồm công văn của cơ quan thực hiện kiểm tra, biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra và các giấy tờ, chứng cứ có liên quan. Hồ sơ kiểm tra là một trong các cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định;
d) Kiến nghị cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những sai phạm liên quan.
3. Trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những sai phạm liên quan.
4. Trường hợp đoàn kiểm tra có thành viên là thanh tra viên khoa học và công nghệ, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, công an, quản lý thị trường hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền thì thành viên này thực hiện ngay việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Luật đo lường 2011
- Số hiệu: 04/2011/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 11/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 165 đến số 166
- Ngày hiệu lực: 01/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động đo lường
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đo lường
- Điều 6. Hợp tác quốc tế về đo lường
- Điều 7. Những hành vi bị cấm
- Điều 10. Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo
- Điều 11. Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường
- Điều 12. Yêu cầu đối với chuẩn quốc gia
- Điều 13. Điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia
- Điều 14. Yêu cầu đối với chuẩn chính, chuẩn công tác
- Điều 15. Yêu cầu đối với chất chuẩn
- Điều 16. Các loại phương tiện đo
- Điều 17. Yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo
- Điều 18. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1
- Điều 19. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2
- Điều 20. Phê duyệt mẫu phương tiện đo
- Điều 21. Kiểm định phương tiện đo
- Điều 22. Hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường
- Điều 23. Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
- Điều 24. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 25. Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 26. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Điều 27. Các loại phép đo
- Điều 28. Yêu cầu cơ bản đối với phép đo
- Điều 29. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 1
- Điều 30. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 2
- Điều 31. Phân loại hàng đóng gói sẵn
- Điều 32. Yêu cầu cơ bản đối với lượng của hàng đóng gói sẵn
- Điều 33. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1
- Điều 34. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường
- Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động đo lường
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về đo lường
- Điều 42. Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 43. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 44. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 45. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 46. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 47. Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 48. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 49. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường
- Điều 50. Thanh tra về đo lường
- Điều 51. Đối tượng và nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đo lường
- Điều 52. Xử lý vi phạm pháp luật về đo lường