Chương 3 Luật Dầu khí 2022
LỰA CHỌN NHÀ THẦU KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ
Điều 15. Hình thức lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí mở được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau đây:
1. Đấu thầu rộng rãi;
2. Đấu thầu hạn chế;
3. Chào thầu cạnh tranh;
4. Chỉ định thầu.
Điều 16. Điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Tổ chức có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân;
2. Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí; trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện này thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân khác để có đủ điều kiện tham gia đấu thầu.
Điều 17. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho một hoặc một số lô dầu khí thuộc danh mục lô dầu khí được phê duyệt theo quy định tại
2. Nội dung chính của Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Danh mục lô dầu khí và hình thức lựa chọn nhà thầu đối với từng lô dầu khí;
b) Đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí của từng lô dầu khí;
c) Thời gian tiến hành;
d) Tiêu chí lựa chọn nhà thầu;
đ) Phương pháp đánh giá.
1. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng trên nguyên tắc cạnh tranh đối với lô dầu khí không thuộc trường hợp quy định tại các
2. Quy trình đấu thầu rộng rãi bao gồm các bước sau đây:
a) Thông báo mời thầu;
b) Đăng ký dự thầu;
c) Phát hành hồ sơ mời thầu;
d) Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;
đ) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
e) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
g) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
1. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp có yêu cầu đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được.
2. Quy trình đấu thầu hạn chế bao gồm các bước như quy trình đấu thầu rộng rãi quy định tại
1. Việc lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chào thầu cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp lô dầu khí không nằm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hiện có và được đề xuất bởi ít nhất 02 tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại
2. Quy trình chào thầu cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Thông báo chào thầu cạnh tranh;
b) Đăng ký tham dự chào thầu cạnh tranh;
c) Phát hành hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh;
d) Nhận hồ sơ và đánh giá hồ sơ chào thầu cạnh tranh;
đ) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
e) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
g) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
1. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chỉ định thầu được áp dụng đối với lô dầu khí trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh;
b) Chỉ có 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định tại
c) Nhà thầu đang thực hiện hợp đồng dầu khí đề xuất đầu tư bổ sung trong cùng diện tích hợp đồng với điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho hợp đồng dầu khí mới sau khi hợp đồng dầu khí đã ký kết hết thời hạn.
2. Quy trình chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
a) Phát hành hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu;
b) Nhận hồ sơ đề xuất và đánh giá hồ sơ đề xuất;
c) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
d) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
đ) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
1. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
b) Điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí;
c) Điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí.
2. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất theo phương pháp thang điểm, so sánh, tổng hợp.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 23. Xét duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Nhà thầu được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
2. Đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm hoạt động dầu khí;
3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
4. Đáp ứng yêu cầu về kinh tế;
5. Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh được xếp thứ nhất.
Điều 24. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Thông báo mời thầu hoặc chào thầu cạnh tranh; phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu; tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ đề xuất;
c) Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu để Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí, tổ chức đàm phán và hoàn thiện nội dung hợp đồng dầu khí, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ ký kết hợp đồng dầu khí.
2. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí.
1. Các bên dự thầu có nghĩa vụ nộp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu tại hồ sơ mời thầu.
2. Bên dự thầu được hoàn trả bảo đảm dự thầu khi không trúng thầu hoặc sau khi hợp đồng dầu khí được ký kết.
Luật Dầu khí 2022
- Số hiệu: 12/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 907 đến số 908
- Ngày hiệu lực: 01/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Luật Dầu khí, các luật có liên quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về dầu khí
- Điều 6. Nguyên tắc thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí
- Điều 7. Cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí
- Điều 8. Yêu cầu về an toàn dầu khí
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí
- Điều 10. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 11. Nội dung điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 12. Điều kiện thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 14. Quản lý, khai thác, sử dụng mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 15. Hình thức lựa chọn nhà thầu
- Điều 16. Điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu
- Điều 17. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 18. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 19. Đấu thầu hạn chế
- Điều 20. Chào thầu cạnh tranh
- Điều 21. Chỉ định thầu
- Điều 22. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất
- Điều 23. Xét duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 24. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 25. Bảo đảm dự thầu
- Điều 26. Phê duyệt hợp đồng dầu khí
- Điều 27. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 28. Điều chỉnh nội dung hợp đồng dầu khí và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 29. Các loại hợp đồng dầu khí
- Điều 30. Nội dung chính của hợp đồng dầu khí
- Điều 31. Thời hạn hợp đồng dầu khí
- Điều 32. Diện tích, hoàn trả diện tích, mở rộng diện tích hợp đồng dầu khí, hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí
- Điều 33. Mức thu hồi chi phí trong hợp đồng dầu khí
- Điều 34. Ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí
- Điều 35. Chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí
- Điều 36. Chuyển nhượng quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí
- Điều 37. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dầu khí
- Điều 38. Văn phòng điều hành của người điều hành nước ngoài trong hợp đồng dầu khí
- Điều 39. Thực hiện quyền tham gia, quyền ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, tiếp nhận quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí
- Điều 40. Đề xuất kế hoạch đầu tư bổ sung, ký kết hợp đồng dầu khí mới trước khi hợp đồng dầu khí hết thời hạn
- Điều 41. Tiếp nhận mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí từ nhà thầu khi hợp đồng dầu khí hết thời hạn
- Điều 42. Dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền; dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển
- Điều 43. Lập, phê duyệt chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm
- Điều 44. Lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí
- Điều 45. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí
- Điều 46. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí
- Điều 47. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí
- Điều 48. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí
- Điều 49. Đốt và xả khí
- Điều 50. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
- Điều 51. Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
- Điều 52. Thực hiện thu dọn công trình dầu khí
- Điều 53. Đối tượng ưu đãi
- Điều 54. Chính sách ưu đãi
- Điều 55. Chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu
- Điều 56. Công tác kế toán, kiểm toán đối với hoạt động dầu khí theo hợp đồng dầu khí
- Điều 57. Quyết toán chi phí hoạt động dầu khí theo hợp đồng dầu khí
- Điều 60. Chức năng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí
- Điều 61. Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Điều 62. Nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Điều 63. Phê duyệt việc sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí
- Điều 64. Xử lý các chi phí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam