Điều 33 Luật biển Việt Nam 2012
Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ
1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết.
2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết.
3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp.
5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó.
Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật biển Việt Nam 2012
- Số hiệu: 18/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 481 đến số 482
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng pháp luật
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển
- Điều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển
- Điều 6. Hợp tác quốc tế về biển
- Điều 7. Quản lý nhà nước về biển
- Điều 8. Xác định đường cơ sở
- Điều 9. Nội thuỷ
- Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ
- Điều 11. Lãnh hải
- Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải
- Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
- Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế
- Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
- Điều 17. Thềm lục địa
- Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa
- Điều 19. Đảo, quần đảo
- Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo
- Điều 21. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo
- Điều 22. Quy định chung
- Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải
- Điều 24. Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
- Điều 25. Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại
- Điều 26. Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải
- Điều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
- Điều 29. Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam
- Điều 30. Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài
- Điều 31. Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài
- Điều 32. Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam
- Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ
- Điều 34. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển
- Điều 35. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
- Điều 36. Nghiên cứu khoa học biển
- Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
- Điều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại
- Điều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy
- Điều 40. Cấm phát sóng trái phép
- Điều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài
- Điều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển
- Điều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển
- Điều 44. Quy hoạch phát triển kinh tế biển
- Điều 45. Xây dựng và phát triển kinh tế biển
- Điều 46. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển
- Điều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
- Điều 48. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển
- Điều 49. Cờ, sắc phục và phù hiệu