Chương 4 Luật biển Việt Nam 2012
Điều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây:
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển.
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.
Điều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển
Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:
1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;
2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác;
3. Du lịch biển và kinh tế đảo;
4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;
5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển;
6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
Điều 44. Quy hoạch phát triển kinh tế biển
1. Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
c) Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
e) Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại
Điều 45. Xây dựng và phát triển kinh tế biển
1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.
Điều 46. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.
2. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.
3. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật biển Việt Nam 2012
- Số hiệu: 18/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 481 đến số 482
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng pháp luật
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển
- Điều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển
- Điều 6. Hợp tác quốc tế về biển
- Điều 7. Quản lý nhà nước về biển
- Điều 8. Xác định đường cơ sở
- Điều 9. Nội thuỷ
- Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ
- Điều 11. Lãnh hải
- Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải
- Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
- Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế
- Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
- Điều 17. Thềm lục địa
- Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa
- Điều 19. Đảo, quần đảo
- Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo
- Điều 21. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo
- Điều 22. Quy định chung
- Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải
- Điều 24. Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
- Điều 25. Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại
- Điều 26. Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải
- Điều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
- Điều 29. Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam
- Điều 30. Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài
- Điều 31. Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài
- Điều 32. Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam
- Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ
- Điều 34. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển
- Điều 35. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
- Điều 36. Nghiên cứu khoa học biển
- Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
- Điều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại
- Điều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy
- Điều 40. Cấm phát sóng trái phép
- Điều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài
- Điều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển
- Điều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển
- Điều 44. Quy hoạch phát triển kinh tế biển
- Điều 45. Xây dựng và phát triển kinh tế biển
- Điều 46. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển
- Điều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
- Điều 48. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển
- Điều 49. Cờ, sắc phục và phù hiệu