Chương 5 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Điều 47. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Công thương
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
2. Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải tại địa phương.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- Số hiệu: 59/2010/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/11/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 165 đến số 166
- Ngày hiệu lực: 01/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 6. Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
- Điều 7. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh
- Điều 8. Quyền của người tiêu dùng
- Điều 9. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Điều 10. Các hành vi bị cấm
- Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
- Điều 13. Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
- Điều 14. Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
- Điều 15. Giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
- Điều 16. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực
- Điều 17. Thực hiện hợp đồng theo mẫu
- Điều 18. Thực hiện điều kiện giao dịch chung
- Điều 19. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 20. Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch
- Điều 21. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
- Điều 22. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
- Điều 23. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
- Điều 24. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
- Điều 25. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 26. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 27. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 28. Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội
- Điều 29. Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao
- Điều 33. Hòa giải
- Điều 34. Nguyên tắc thực hiện hòa giải
- Điều 35. Tổ chức hòa giải
- Điều 36. Biên bản hòa giải
- Điều 37. Thực hiện kết quả hòa giải thành
- Điều 38. Hiệu lực của điều khoản trọng tài
- Điều 39. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài
- Điều 40. Nghĩa vụ chứng minh
- Điều 41. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 42. Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 43. Án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 44. Thông báo thông tin về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện
- Điều 45. Thông báo bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện
- Điều 46. Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng