Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
14. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
16. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
17. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
18. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
19. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.
22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
Luật Bảo vệ môi trường 2005
- Số hiệu: 52/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 35 đến số 36
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
- Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường
- Điều 9. Nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia
- Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia
- Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh
- Điều 12. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải
- Điều 13. Ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia
- Điều 14. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 15. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 16. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 17. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 18. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 19. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 20. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 21. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 22. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 23. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 24. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường
- Điều 25. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường
- Điều 26. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
- Điều 27. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
- Điều 28. Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Điều 29. Bảo tồn thiên nhiên
- Điều 30. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Điều 31. Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên
- Điều 32. Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Điều 33. Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường
- Điều 34. Xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường
- Điều 35. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 36. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
- Điều 37. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 38. Bảo vệ môi trường đối với làng nghề
- Điều 39. Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế khác
- Điều 40. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
- Điều 41. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
- Điều 42. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá
- Điều 43. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 44. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
- Điều 45. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
- Điều 46. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Điều 47. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 48. Bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng
- Điều 49. Xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường
- Điều 50. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
- Điều 51. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung
- Điều 52. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
- Điều 53. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
- Điều 54. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
- Điều 55. Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
- Điều 56. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển
- Điều 57. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển
- Điều 58. Tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển
- Điều 59. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông
- Điều 60. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông
- Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông
- Điều 62. Tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông
- Điều 63. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
- Điều 64. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện
- Điều 65. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
- Điều 66. Trách nhiệm quản lý chất thải
- Điều 67. Thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
- Điều 68. Tái chế chất thải
- Điều 69. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải
- Điều 70. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
- Điều 71. Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
- Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại
- Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại
- Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại
- Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
- Điều 77. Phân loại chất thải rắn thông thường
- Điều 78. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
- Điều 79. Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường
- Điều 80. Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường
- Điều 83. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
- Điều 84. Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ô zôn
- Điều 85. Hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
- Điều 86. Phòng ngừa sự cố môi trường
- Điều 87. An toàn sinh học
- Điều 88. An toàn hoá chất
- Điều 89. An toàn hạt nhân và an toàn bức xạ
- Điều 90. ứng phó sự cố môi trường
- Điều 91. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường
- Điều 92. Căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm
- Điều 93. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
- Điều 94. Quan trắc môi trường
- Điều 95. Hệ thống quan trắc môi trường
- Điều 96. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường
- Điều 97. Chương trình quan trắc môi trường
- Điều 98. Chỉ thị môi trường
- Điều 99. Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh
- Điều 100. Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực
- Điều 101. Báo cáo môi trường quốc gia
- Điều 102. Thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường
- Điều 103. Công bố, cung cấp thông tin về môi trường
- Điều 104. Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường
- Điều 105. Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường
- Điều 106. Tuyên truyền về bảo vệ môi trường
- Điều 107. Giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường
- Điều 108. Phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường
- Điều 109. Phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường
- Điều 110. Nguồn tài chính bảo vệ môi trường
- Điều 111. Ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 112. Thuế môi trường
- Điều 113. Phí bảo vệ môi trường
- Điều 114. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Điều 115. Quỹ bảo vệ môi trường
- Điều 116. Phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường
- Điều 117. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
- Điều 118. Thực hiện điều ước quốc tế về môi trường
- Điều 119. Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá
- Điều 120. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Điều 121. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 122. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 123. Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường
- Điều 124. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 125. Thanh tra bảo vệ môi trường
- Điều 126. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường
- Điều 127. Xử lý vi phạm
- Điều 128. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
- Điều 129. Tranh chấp về môi trường
- Điều 130. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 134. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường