Tư vấn về hưởng các chế độ trợ cấp khi nghỉ việc
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Tôi muốn liên hệ để luật sư tư vấn giúp tôi về hưởng trợ cấp thôi việc, hưởng BHXH, BHTN. Tôi đi làm ở một trường học từ tháng 9/2011, tháng 11/2011 được nhà trường đóng các loại BH ( BHYT, BHXH, BHTN mức 2tr8/thang ) tới ngày 19/7/2013 tôi nghỉ lam tại trường nhà trường đã chốt sổ BH của tôi và đã trả lại để tôi đi làm ở công ty khác. Tôi bắt đầu làm việc ở công ty thứ 2 vào ngày 20/7/2013, tháng 10/2013 công ty bắt đầu đóng cho tôi các loại BH ( BHXH, BHYT ) tới tháng 8/2014 công ty mới đóng thêm BHTN cho tôi. Ngày 1/1/2015 tôi bắt đầu nghỉ thai sản, theo như quy định thì tôi được nghỉ tới ngày 1/7/2015 tôi sẽ bắt đầu đi làm lại. Tôi muốn viết đơn xin nghỉ việc từ ngày 1/7 vì lý do bận việc gia đình nhưng hợp đồng lao động của tôi hết tháng 9/2015 mới hết hạn, lương căn bản đóng các loại BH của tôi ở mức 8tr/tháng trong suốt thời gian làm việc ở đây. Vây tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi:
1) Tháng 7 này tôi nghỉ việc như vậy có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Nếu được sẽ được tính như thế nào?
2) Tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở mức nào 2tr8 hay 8tr?
3) Tôi có đưuọc hưởng BHXH 1 lần không? Và được tính như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì trường học nơi bạn làm việc trước đây và doanh nghiệp mới hiện tại đều đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bạn. Tuy nhiên tại trường học bạn có 2 tháng không đóng bảo hiểm thất nghiệp, tại công ty bạn có 1 năm không đóng BHTN nên bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. Về 2 tháng làm việc tại trường học, bạn cần quay về trường yêu cầu trường giải quyết chế độ cho bạn. Theo đó 2 tháng làm việc sẽ được làm tròn thành nửa năm theo quy định như sau:
Theo Điều 2 Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi khoản 3 mục III Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH có quy định cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc như sau:
"Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm;
Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)".
Về chế độ trợ cấp thôi việc tại công ty, phương pháp tính sẽ được áp dụng như sau:
Trợ cấp thôi việc = Thời gian làm việc thực tế không tính thời gian đóng BHTN ( tính theo năm ) x tiền lương bình quân 6 tháng liền kề x 1/2
Căn cứ:
Điều 48 – Bộ luật lao động 2012. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Về trợ cấp thất nghiệp, bạn sẽ được hưởng trợ cấp theo mức đóng BHTN hiện tại. Căn cứ:
Điều 50 – Luật việc làm. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Về chế độ bảo hiểm xã hội một lần, bạn sẽ được hưởng khi có đủ những điều kiện như sau:
Điều 55 - Luật bảo hiểm xã hội 2006. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Điều 56 - Luật bảo hiểm xã hội 2006. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 60 - Luật bảo hiểm xã hội 2006. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mười năm cuối trước khi nghỉ hưu.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Bạn cần lưu ý khi hưởng chế độ bảo hiểm một lần, nếu như sau này bạn có tham gia BHXH thì sẽ không được tính công dồn thời gian đóng BHXH mà sẽ phải tính lại từ đầu. Bạn nên cân nhắc trong việc này.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691