Trách nhiệm hình sự và thời hạn tạm giam với người đánh bạc. Thời hạn tạm giam áp dụng đối với người có hành vi đánh bạc
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Chào luật sư. Chồng em chơi liêng với mấy người bạn bè cùng công ty. Khi bị bắt trên chiếu và trong người của 4 người thu được 7,8 triệu. Chồng em chưa bị tiền án tiền sự gì, phạm tội lần đầu. Vậy chồng em sẽ bị phạt như thế nào? Tạm giam bao lâu? Tại sao Em không được vào thăm? Đến nay đã được 7 ngày rồi.
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự. Căn cứ vòa những gì bạn nó thì chồng bạn ở đây có thực hiện hành vi đánh bạc được thua bằng tiền, hành vi này được tiến hành một các trái phép. Do vậy, hành vi này đã cấu thành Tội đánh bạc quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
Điều 248. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Đồng thời, trách nhiệm hình sự với chồng chị sẽ tính trên số tiền 7,8 triệu đồng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22 tháng10 năm 2010.
4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
Căn cứ vào những gì bạn nêu thì hành vi của chồng bạn đã phạm vào Tội đánh bạc quy định tại Khoản 1 Điểu 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Loại hình phạt và mức hình phạt sẽ do Tòa án quyết định trên cơ sở xem xét đầy đủ, khách quan tất cả các tình tiết cảu vụ án.
Thứ hai, về thời hạn tạm giam. Tùy vào tính chất của từng vụ việc mà thời hạn tạm giam đối với từng vụ việc cụ thể là khác nhau.
Đối với trường hợp này, chồng bạn phạm tội theo khoản 1 Điều 248 là tội phạm ít nghiêm trọng nên thời hạn tạm giam sẽ xác định như sau:.
- Đối với giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam, có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng.
- Đối với giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có thể ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam đối với giai đoạn này là không quá 20 ngày.
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Tòa án có thể ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam không quá 30 ngày. Đối với vụ án phúc tạp có thể gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày.
- Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Tuy là pháp luật quy định biện pháp tạm giam có thể được áp dụng trong nhiều giai đoạn và thời hạn tạm giam là khác nhau nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng hết tất cả các quy định trên. Mà căn cứ vào tình hình cụ thể xét thấy việc tạm giam chồng bạn là không cân thiết nữa (ví dụ: có biểu hiện thành khẩn khai báo, không có biểu hiện trốn tránh, việc điều tra đã xong…) thì cơ quan có thẩm quyền có thể thả tự do cho chồng bạn.
Thứ ba, về việc gặp gỡ người bị tạm giam.
Khoản 2 Điêu 22 Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCA năm 2014 Nghị định về quy chế tạm giữ tạm giam của Bộ Công an quy định như sau:
Điều 22.
2. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện theo quy định này.
Việc người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với tổ chức nhân đạo được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Trong các trường hợp tiếp xúc này cần có cán bộ, chiến sĩ Nhà tạm giữ, Trại tạm giam giám sát và có thể có đại diện của cơ quan Ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể gặp chồng bạn trong quá trình tạm giam nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án, tùy vào giai đoạn của vụ án mà đó có thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trường hợp, bạn muốn vào thăm chồng, bạn có thể đến xin phép các cơ quan có thẩm quyền được gặp chồng của mình.Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691