Thế chấp tài sản khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Mã số: DS411
Câu hỏi:
Ba tôi thường xuyên rượu chè và có quan hệ với người phụ nữ khác, còn lấy trộm tiền của mẹ tôi để tiêu xài. Gần đây mẹ tôi phát hiện ông đã lấy sổ đỏ của căn nhà chúng tôi đang ở để thế chấp ngân hàng lấy tiền ăn chơi riêng lúc nào không biết. Vậy ngân hàng có đúng khi cho ba tôi vay tiền mà không có sự đồng ý của mẹ tôi. Nếu ông không chịu trả tiền cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền phát mại căn nhà chúng tôi đang ở hay không (sổ đỏ đứng tên một mình mẹ tôi)? Mẹ và chúng tôi có phải chịu trách nhiệm trả nợ cho ông hay không. Xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Về trách nhiệm đối với khoản vay do bố bạn xác lập tại ngân hàng
Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau: Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Đối chiếu với trường hợp bạn nêu, bố bạn đã một mình làm thủ tục vay vốn Ngân hàng mà mẹ bạn không hề biết; do vậy đây là nghĩa vụ riêng về tài sản của bố bạn. Bố bạn có phải tự thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại Ngân hàng và mẹ con bạn không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ này.
2. Về quyền phát mại tài sản là ngôi nhà của Ngân hàng
Theo thông tin bạn cung cấp bố bạn đã giấu mẹ bạn mang sổ đỏ đi thế chấp tại Ngân hàng nhưng việc thế chấp không phải là một thủ tục đơn giản và dễ dàng (nhất là khi sổ đỏ đứng tên mẹ bạn). Bạn cần tìm hiểu xem bố bạn và Ngân hàng có ký hợp đồng thế chấp tài sản không? Hay Ngân hàng chỉ cầm giữ sổ đỏ mà chưa ký hợp đồng thế chấp? Vì trên thực tế, có nhiều trường hợp Ngân hàng cho vay bằng các hình thức khác (tín chấp, cầm cố, thế chấp bằng tài sản khác...); việc Ngân hàng cầm giữ sổ đỏ chỉ mang tính chất bổ sung, dự phòng.
* Trường hợp thứ nhất: Ngân hàng và bố bạn không ký hợp đồng thế chấp để nhận thế chấp tài sản là ngôi nhà của gia đình bạn. Như vậy, giữa Ngân hàng và bố bạn chưa phát sinh quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật; đương nhiên Ngân hàng cũng không có quyền phát mại tài sản thế chấp là ngôi nhà này.
* Trường hợp thứ hai: Ngân hàng và bố bạn đã ký hợp đồng thế chấp để nhận thế chấp tài sản là ngôi nhà đứng tên sổ đỏ là mẹ bạn.
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà nhưng lại không hề hay biết việc thế chấp tài sản đó tại Ngân hàng. Do vậy, hợp đồng thế chấp mà bố bạn và Ngân hàng đã xác lập (không có chữ ký của mẹ bạn hoặc có chữ ký của mẹ bạn nhưng là chữ ký giả) có thể là giao dịch vô hiệu.
Mẹ bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng thế chấp đã ký giữa bố bạn và Ngân hàng là vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Khi hợp đồng thế chấp bị tòa án tuyên vô hiệu, Ngân hàng không thể thực hiện việc phát mại tài sản theo quy định.
Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau: Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Đối chiếu với trường hợp bạn nêu, bố bạn đã một mình làm thủ tục vay vốn Ngân hàng mà mẹ bạn không hề biết; do vậy đây là nghĩa vụ riêng về tài sản của bố bạn. Bố bạn có phải tự thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại Ngân hàng và mẹ con bạn không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ này.
2. Về quyền phát mại tài sản là ngôi nhà của Ngân hàng
Theo thông tin bạn cung cấp bố bạn đã giấu mẹ bạn mang sổ đỏ đi thế chấp tại Ngân hàng nhưng việc thế chấp không phải là một thủ tục đơn giản và dễ dàng (nhất là khi sổ đỏ đứng tên mẹ bạn). Bạn cần tìm hiểu xem bố bạn và Ngân hàng có ký hợp đồng thế chấp tài sản không? Hay Ngân hàng chỉ cầm giữ sổ đỏ mà chưa ký hợp đồng thế chấp? Vì trên thực tế, có nhiều trường hợp Ngân hàng cho vay bằng các hình thức khác (tín chấp, cầm cố, thế chấp bằng tài sản khác...); việc Ngân hàng cầm giữ sổ đỏ chỉ mang tính chất bổ sung, dự phòng.
* Trường hợp thứ nhất: Ngân hàng và bố bạn không ký hợp đồng thế chấp để nhận thế chấp tài sản là ngôi nhà của gia đình bạn. Như vậy, giữa Ngân hàng và bố bạn chưa phát sinh quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật; đương nhiên Ngân hàng cũng không có quyền phát mại tài sản thế chấp là ngôi nhà này.
* Trường hợp thứ hai: Ngân hàng và bố bạn đã ký hợp đồng thế chấp để nhận thế chấp tài sản là ngôi nhà đứng tên sổ đỏ là mẹ bạn.
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà nhưng lại không hề hay biết việc thế chấp tài sản đó tại Ngân hàng. Do vậy, hợp đồng thế chấp mà bố bạn và Ngân hàng đã xác lập (không có chữ ký của mẹ bạn hoặc có chữ ký của mẹ bạn nhưng là chữ ký giả) có thể là giao dịch vô hiệu.
Mẹ bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng thế chấp đã ký giữa bố bạn và Ngân hàng là vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Khi hợp đồng thế chấp bị tòa án tuyên vô hiệu, Ngân hàng không thể thực hiện việc phát mại tài sản theo quy định.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.
Gửi yêu cầu tư vấn
Hệ thống sẽ gửi thông báo qua email khi câu trả lời của bạn được luật sư giải đáp.
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691