Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2020 được Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020 sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 1 năm 2020, đây là một đạo luật quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với nhiều kỳ vọng về tính đột phá góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thông qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Việc ban hành Luật doanh nghiệp 2020 cũng là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại tại Việt Nam.
Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là quyền được luật hóa từ quyền tự do kinh doanh của con người được ghi nhận tại Hiến pháp 2013, tại đó, chủ thể có quyền thành lập được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền tiến hành đăng ký kinh doanh dưới sự bảo vệ của luật pháp.
Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Và bổ sung thêm nhóm đối tượng không được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là các đối tượng bị cấm theo Luật Phòng chống tham nhũng. (Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng).
Các đối tượng có Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
Hệ thống pháp luật Việt Nam là chuyên trang về tra cứu pháp luật (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Vui lòng bấm like và share để lan tỏa kiến thức pháp luật hữu ích.
Ban biên tập Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam