Phân biệt giữa hợp nhất và sát nhập doanh nghiệp
Hợp nhất và sát nhập là một trong những phương án tổ chức lại doanh nghiệp. Nhiều người vẫn lầm tưởng hai hoạt động này là một do chúng có khá nhiều điểm tương đồng như:
- Đều chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất, bị sáp nhập;
- Đều áp dụng cho công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
- Công ty sáp nhập và hợp nhất đều được hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập.
Hợp nhất hay sáp nhập?
Tuy nhiên, nếu xét về bản chất hai hoạt động này có những điểm hoàn toàn khác biệt. Để hiểu rõ hơn về hợp nhất và sát nhập doanh nghiệp, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin gửi tới bạn đọc những tiêu chí để phân biệt hợp nhất và sát nhập doanh nghiệp.
Tiêu chí |
Hợp nhất doanh nghiệp |
Sáp nhập doanh nghiệp |
Khái niệm |
Theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020, hợp nhất là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
|
Theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, sát nhập là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. |
Hình thức |
Các doanh nghiệp mang tài sản, quyền và nghĩa vụ gộp chung lại thành một doanh nghiệp mới. |
Các doanh nghiệp bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ chuyển sang doanh nghiệp được sáp nhập. |
Bản chất |
Góp chung tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích để thành lập công ty mới |
Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập |
Hậu quả pháp lý |
Hợp nhất doanh nghiệp tạo ra một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. |
Sáp nhập doanh nghiệp giữ nguyên sự tồn tại của doanh nghiệp được sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập. |
Quyền quyết định |
Công ty bị hợp nhất có quyền quyết định theo tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp mới hợp nhất |
Chỉ doanh nghiệp được sáp nhập có quyền quyết định trong doanh nghiệp sau khi hợp nhất |
Trách nhiệm pháp lý |
Doanh nghiệp hợp nhất hưởng các quyền lợi hợp pháp và phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bị hợp nhất |
Doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty được sáp nhập
|
Đăng ký doanh nghiệp |
Doanh nghiệp được hợp nhất phải đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật |
Doanh nghiệp được sáp nhập phải tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp |
Trên đây là những tiêu chỉ để phân biệt hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp.
Châu Giang - BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam