Hệ thống pháp luật

Nhận tặng cho bất động sản có phải nộp thuế ?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: KT48

Câu hỏi:

Thưa luật sư, em có câu hỏi muốn tư vấn như sau: Má vợ e muốn cho vợ em một căn nhà và phần đất còn lại ở phía sau nhà. Em hỏi làm mẫu đơn như thế nào ạ. Ra xã công chứng ạ. E có phải đóng thuế không. Em cám ơn luật sư!
 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Trường hợp, mẹ vợ bạn muốn cho vợ bạn mảnh đất và ngôi nhà, mẹ vợ bạn và vợ bạn cần lập hợp đồng tặng cho bằng văn bản, và hợp đồng này bắt buộc có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

Điều 723 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất gồm có:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;

6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;

7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

2. Tặng cho bất động sản có phải nộp thuế không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện được miễn thuế TNCN, do đó, vợ bạn sẽ không phải nộp thuế TNCN

a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM