Nghỉ theo chế độ ốm đau có bị trừ đi thời gian thâm niên không?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau thì hiện nay được quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn đã có đầy đủ điều kiện và được hưởng chế độ ốm đau theo căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, bạn đã được nghỉ ốm khi có xác nhân của y tế về bệnh trầm cảm. Chế độ nghỉ ốm là chế độ nghỉ ốm dài ngày với thời gian từ 12/01 đến hết 30/4/2015 tương đương với 108 ngày liên tiếp.
Thứ hai, về thời gian hưởng chế độ ốm đau thì tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Như đã phân tích ở trên, bạn đã đóng bảo hiểm liên tiếp 12 năm và bạn đã được nghỉ ốm chế độ dài ngày tổng là 108 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần khi có xác nhận của y tế về bệnh trầm cảm.
Về bệnh trầm cảm của bạn, theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-BYT thì bệnh trầm cảm nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày với mã bệnh theo ICD 10 là F32.
Theo đó, theo quy định trên thì bạn sẽ được nghỉ ốm tối đa là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, và khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy rằng, việc bạn nghỉ bảo hiểm 108 ngày trong trường này của bạn là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về vấn đề trong quãng thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thì người lao động có bị trừ thời gian thâm niêm không thì pháp luật có quy định như sau:
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên là như sau:
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
“a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.”
Như vậy, tôi có thể trả lời bạn rằng, trong trường hợp của bạn thì trong quãng thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm, bạn sẽ không bị trừ thời gian thâm niêm do thời gian nghỉ ốm đau của bạn không vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691