Mua trả góp xe theo dạng tín dụng
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Mã số: DS393
Câu hỏi:
Tôi mua xe góp theo dạng tín dụng. Vậy ngân hàng có quyền giữ giấy đăng ký xe của chiếc xe tôi mua góp hay không. Nếu tôi vi phạm luật giao thông và bị CSGT tạm giữ phương tiện, yêu cầu tôi xuất trình giấy đăng ký xe thì tôi có quyền yêu cầu phía ngân hàng cho tôi lấy giấy đăng ký xe khi chưa trả góp xong hay không?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Bạn cung cấp thông tin rằng bạn mua xe trả góp nhưng dưới hình thức vay tín dụng tại Ngân hàng nên bạn cần xác định lại: Bạn mua theo hình thức trả dần (quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự) hay đã mua xe theo phương thức thông thường (mua trả tiền đầy đủ), nhưng bạn thế chấp xe đó để vay vốn ngân hàng.
- Nếu bạn mua xe theo phương thức trả dần.
Ðiều 461 Bộ luật Dân sự quy định: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định này thì các bên có thể thỏa thuận về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu; nếu chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm mua thì có thể thỏa thuận về việc bên nào sẽ giữ giấy tờ về quyền sở hữu (giấy đăng ký xe).
- Nếu bạn mua xe trả tiền một lần nhưng số tiền mua xe do bạn vay Ngân hàng, và bạn phải thế chấp chính chiếc xe đó để đảm bảo cho khoản vay này.
Việc giữ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản thế chấp (giấy đăng ký xe) được thực hiện theo quy định tại khoản 9 điều 1 nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm:
“9. Bổ sung Điều 20a như sau:
“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Theo quy định trên, khi thế chấp tài sản là phương tiện giao thông (xe ô tô...), bên thế chấp được quyền giữ bản chính đăng ký xe. Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng (bên nhận thế chấp) và bên thế chấp thường ký hợp đồng gửi giữ, theo đó, bên thế chấp sẽ giao giấy đăng ký xe cho Ngân hàng giữ. Trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ làm giấy lưu hành xe, nêu rõ tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng và Ngân hàng đang giữ bản chính đăng ký xe. Bạn có thể cầm giấy lưu hành xe này để lưu hành trên đường và xuất trình cảnh sát giao thông khi có yêu cầu.
- Nếu bạn mua xe theo phương thức trả dần.
Ðiều 461 Bộ luật Dân sự quy định: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định này thì các bên có thể thỏa thuận về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu; nếu chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm mua thì có thể thỏa thuận về việc bên nào sẽ giữ giấy tờ về quyền sở hữu (giấy đăng ký xe).
- Nếu bạn mua xe trả tiền một lần nhưng số tiền mua xe do bạn vay Ngân hàng, và bạn phải thế chấp chính chiếc xe đó để đảm bảo cho khoản vay này.
Việc giữ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản thế chấp (giấy đăng ký xe) được thực hiện theo quy định tại khoản 9 điều 1 nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm:
“9. Bổ sung Điều 20a như sau:
“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Theo quy định trên, khi thế chấp tài sản là phương tiện giao thông (xe ô tô...), bên thế chấp được quyền giữ bản chính đăng ký xe. Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng (bên nhận thế chấp) và bên thế chấp thường ký hợp đồng gửi giữ, theo đó, bên thế chấp sẽ giao giấy đăng ký xe cho Ngân hàng giữ. Trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ làm giấy lưu hành xe, nêu rõ tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng và Ngân hàng đang giữ bản chính đăng ký xe. Bạn có thể cầm giấy lưu hành xe này để lưu hành trên đường và xuất trình cảnh sát giao thông khi có yêu cầu.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.
Gửi yêu cầu tư vấn
Hệ thống sẽ gửi thông báo qua email khi câu trả lời của bạn được luật sư giải đáp.
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691