Hệ thống pháp luật

Hủy hợp đồng ủy quyền

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: DS428

Câu hỏi:

Kính gửi Bộ Tư pháp gia đình tôi có làm hợp đồng ủy quyền cho anh A vay vốn ngân hàng (có công chứng). Nhưng vì tôi thấy anh A không trung thực nên đã không giao sổ đỏ cho anh. Thời gian sau thì tôi được biết anh A bị truy tố vì chiếm đoạt tài sản người khác đến nay 2015 vẫn chưa bị bắt. Tôi được biết theo khoản 1 điều 588 Bộ luật dân sự gia đình tôi được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Nhưng khi đến hỏi Văn phòng công chứng thì bảo phải có mặt của cả hai bên mới hủy được. Gia đình tôi đang rất lo lắng không biết phải làm thế nào cho đúng pháp luật quy định. Tôi cũng được biết là nếu không hủy bỏ được hợp đồng ủy quyền thì sau này sẽ không làm được bất cứ giao dịch nào khác.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật công chứng năm 2014

2. Nội dung tư vấn

Khoản 1 Điều 51 Luật công chứng năm 2014 về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch quy định:

”1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.”

Như vậy, gia đình bạn muốn hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng thì phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của gia đình bạn và người được ủy quyền.
Tuy nhiên, trường hợp của bạn để đáp ứng được điều kiện trên là không khả thi vì người được ủy quyền trốn tránh và bị truy nã.
Theo quy định tại Điều 52 Luật công chứng năm 2014 thì gia đình bạn có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng ủy quyền đó vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng đó có vi phạm pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM